Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tam Đảo là một thị trấn nhỏ nằm trên 3 ngọn núi cao. Để đến được thị trấn Tam Đảo, (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) du khách phải đi theo một cung đường nhỏ ven núi khá quanh co. Những ngày hè, du khách từ các nơi đổ dồn về Tam Đảo tránh nóng nên dòng xe lên Tam Đảo luôn nối dài trên đường.
Theo người dân địa phương, sở dĩ gọi là Tam Đảo vì ở đây có 3 ngọn núi cao nhô lên trên, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa. Nhìn từ trên cao, Tam Đảo giống như 3 “hòn đảo” nhấp nhô trên “biển mây”. Và quả thực, “đặc sản” của vùng đất này chính là mây.
Tam Đảo là một thị trấn nhỏ nằm trên 3 ngọn núi cao. Để đến được TT.Tam Đảo, du khách phải đi theo một cung đường nhỏ ven núi khá quanh co. Những ngày hè, du khách từ các nơi đổ dồn về Tam Đảo tránh nóng nên dòng xe lên Tam Đảo luôn nối dài trên đường.
Theo người dân địa phương, sở dĩ gọi là Tam Đảo vì ở đây có 3 ngọn núi cao nhô lên trên, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa. Nhìn từ trên cao, Tam Đảo giống như 3 “hòn đảo” nhấp nhô trên “biển mây”. Và quả thực, “đặc sản” của vùng đất này chính là mây.
Tam Đảo nằm ở độ cao gần 900m so với mực nước biển. Tam Đảo được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh, vì vậy nhiệt độ trung bình từ 18-250C và thời tiết có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông trong một ngày. Khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành, được ví như “Đà Lạt của miền Bắc”.
Vừa đặt chân lên thị trấn Tam Đảo, dù mới 2 giờ chiều nhưng chúng tôi đã thấy mây bay sà trước mặt, khí hậu mát mẻ chỉ tầm 22-250C. Trước mắt chúng tôi là những lâu đài, tòa nhà nhiều sắc màu, mang đậm kiến trúc châu Âu cũng được bao phủ bởi sương mù.
Đặc biệt nhất là khách sạn lâu đài Tam Đảo được xây dựng khá nguy nga và tráng lệ. Nhìn từ xa, tòa lâu đài này như nằm biệt lập trên đỉnh một ngọn núi. Tòa lâu đài đồ sộ này được thiết kế giống như những tòa lâu đài trong chuyện cổ tích châu Âu, có kinh phí xây dựng lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Thời điểm chúng tôi ghé tham quan, lâu đài này vẫn chưa mở cửa đón khách. Tuy nhiên, đây là điểm “check-in” khá nổi tiếng của du khách khi tham quan Tam Đảo.
Tại Tam Đảo có khá nhiều loại hình lưu trú, với đủ mức giá từ cao cấp đến bình dân cho du khách lựa chọn. Đa phần du khách đến Tam Đảo vào mùa hè thường phải đặt phòng trước để tránh tình trạng “cháy phòng”.
Do chưa có kinh nghiệm nên chúng tôi không đặt phòng trước. Rất may, thời điểm chúng tôi ghé Tam Đảo là giữa tuần nên vài khách sạn vẫn còn phòng. Chúng tôi quyết định chọn một khách sạn nhỏ, gần khu trung tâm thị trấn để tiện việc đi lại, tham quan các điểm nằm trong thị trấn như: nhà thờ đá Tam Đảo, quảng trường, Cổng trời …
TT.Tam Đảo khá nhỏ nên thông thường các du khách chọn đi bộ để tham quan thị trấn. Càng về chiều, thời tiết càng mát mẻ, dễ chịu. Sau 5 giờ chiều, mây xuất hiện dày đặc hơn khiến du khách đều thích thú. Thời điểm này du khách di chuyển ra quảng trường và nhà thờ đá Tam Đảo rất đông. Tại khu vực này có thể ngắm toàn TT.Tam Đảo với những tòa nhà hiện đại, đủ màu sắc đang dần chìm trong sương chiều rất đẹp mắt.
Độc đáo hơn, giữa “bức tranh” với những tòa nhà hiện đại, tại thị trấn Tam Đảo vẫn còn lưu giữ kiến trúc cổ của nhà thờ đá Tam Đảo có tuổi đời hơn 100 năm với vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng đá. Theo thời gian, các tảng đá đã ngả màu phong rêu, cổ kính.
Nhà thờ đá Tam Đảo có 2 tầng. Trên tầng 2 có thánh đường và một khoảng sân rộng có thể chứa cả trăm người. Bên trong gian thánh đường của nhà thờ bố trí khá đơn giản, rộng, thoáng, hai bên vách có nhiều ô cửa vòm được trang trí bằng những bức tranh.
Ngoài ra, xung quanh sân trên tầng 2 còn có những vòm cửa hình bán nguyệt, đứng ở đây có thể nhìn ngắm một phần TT.Tam Đảo đang dần chìm trong sương mù.
Đặc biệt, nét đặc sắc của nhà thờ đá Tam Đảo là gian tháp chuông cao khoảng 18m được xây bằng đá. Theo người dân địa phương, nhà thờ nằm trên dốc cao nên đứng ở thung lũng Tam Đảo, bất cứ nơi nào cũng nhìn thấy nhà thờ đá, nhất là tháp chuông cao chọc trời.
Ngay khi, thị trấn bị bao phủ bởi sương mù dày đặc, mọi người vẫn nhìn thấy tháp chuông nhà thờ cao sừng sững.
Đến 7 giờ tối, toàn thị trấn Tam Đảo chìm ngập trong mây. Dòng người đi bộ đổ dồn về điểm tham quan Cổng trời ngày càng đông. Theo người dân địa phương, đây là thời điểm thích hợp nhất để tham quan nơi này.
Đường lên Cổng trời phải đi lên dốc cao, một bên là vách núi và một bên là thung lũng. Càng lên cao, mây càng nhiều. Thời tiết mát lạnh rất dễ chịu - một không khí không dễ có trong thời điểm mùa hè nóng bức tại miền Bắc.
Tại điểm tham quan ở Cổng trời có nhiều quán cà phê thiết kế không gian thoáng, đẹp và có chỗ ngồi cho khách check-in hoặc ngắm thung lũng Tam Đảo lung linh, tuyệt đẹp về đêm.
Thú vị hơn, dọc đường từ điểm tham quan Cổng trời về trung tâm thị trấn Tam Đảo có khá nhiều quán ăn đặc sản của địa phương như: gà đồi, rau su su, lợn mán, thịt bò tái kiến đốt, cá bống suối, cá tầm…
Ngoài ra, khu vực chợ đêm của thị trấn cũng bán khá nhiều món thịt nướng và hạt dẻ. Những ngày hè, lượng khách du lịch đến Tam Đảo đông nên khi đi ăn uống chờ đợi khá lâu. Do đó, không ít du khách đặt ăn tại khách sạn để không phải chờ đợi.
Tam Đảo còn khá nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác nhưng ở hơi xa trung tâm thị trấn nên muốn đi đến đó, du khách có thể thuê xe máy, đi xe ôm hoặc đón taxi.
Cụ thể như: Tháp truyền hình nằm ở độ cao hơn 1,3 ngàn m, thác Bạc, đền Bà Chúa Thượng Ngàn, quán Gió, cầu Mây… Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là thời điểm mây mù tuyệt đẹp ở Tam Đảo, rất thích hợp để săn mây.
Chị Nguyễn Thu Hà (ngụ TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) cho biết, gia đình chị thường ghé Tam Đảo nghỉ dưỡng vào dịp hè để tránh nắng nóng. Từ nhà chị đến Tam Đảo chỉ vài chục cây số nhưng khí hậu ở Tam Đảo dễ chịu hơn hẳn, giúp xoa tan những căng thẳng, mệt mỏi của các thành viên trong gia định chị sau thời gian dài làm việc, học tập.
“Tại Tam Đảo, tôi thấy được một phần của Đà Lạt thu nhỏ với hình ảnh thành phố mù sương, một phần của Bà Nà Hills với những tòa nhà mang phong cách kiến trúc châu Âu. Chính vì những nét thú vị đó, tôi thường chọn Tam Đảo là nơi nghỉ dưỡng cho gia đình vào dịp hè, lễ, tết” - chị Hà cho biết.
Tam Ðảo được người Pháp phát hiện và xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX. Ðến năm 1940, Tam Ðảo đã là một “đô thị” trên núi cao với 145 tòa nhà, biệt thự cao cấp, lộng lẫy; trong số này có tới 60 biệt thự với kiến trúc theo nhiều kiểu cách khác nhau. Nay những tòa biệt thự ngày xưa không còn vì bị chiến tranh tàn phá.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.