Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đại biểu Dương Trung Quốc (ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Dương Trung Quốc nói: Trên thế giới có bao nhiêu nước đặt tên Luật phòng, chống tại hại của rượu, bia như chúng ta?; Chúng ta xếp thứ 3 Châu Á và lượng tiêu thụ rượu, bia là điều đáng lo, vậy Nhật Bản là quốc gia xếp thứ 2 về tiêu thụ rượu, bia, vậy họ có là quốc giá phát triển không cả về kinh tế và văn hóa?;
“Câu hỏi thứ 3 tôi hỏi Bộ trưởng Bộ Y tế, ngay sau khi Luật này được thông qua, Bộ Y tế có hạn chế việc sản xuất những loại rượu bổ không, rượu bổ có tác dụng nhất định”, đại biểu Quốc nêu.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (ảnh Lê Hiếu).
Trả lời vấn đề đại biểu Dương Trung Quốc nêu ra, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Tên của tiếng Anh để dịch vừa sát, vừa dễ hiểu là khó, nếu dịch ra tên gọi đồ uống có cồn thì nhân dân cũng để ý. Từ kiểm soát là gốc của tiếng Anh, ở các nước bao giờ cũng là từ đó nhưng khi sang Việt Nam đều dịch ra thành từ phòng, chống. Nước ngoài họ không nói phòng chống dịch mà dùng từ kiểm soát. Còn chúng ta dùng từ kiểm soát dịch, nếu dùng từ kiểm soát dịch người dân khó hiểu. Chính vì thế ngôn ngữ dịch làm sao cho dễ hiểu nhất.
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời tiếp, ở Nhật Bản họ uống rượu, bia, quốc gia này có những loại rượu nổi tiếng nhưng luật của họ rất nghiêm, tuổi thọ người Nhật rất cao. Họ có luật dinh dưỡng được xây dựng từ năm 1926 và an toàn thực phẩm của họ rất nghiêm ngặt, văn hóa rượu của họ rất văn minh.
Về câu hỏi thứ ba của đại biểu Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Lúc đầu khi dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia được xây dựng, những loại rượu thuốc có bổ nọ bổ kia được đưa vào quy định bị cấm. “Nhưng sau rất nhiều hội thảo, lắng nghe nhiều, chúng tôi đã bỏ nội dung trên. Nhưng không có nghĩa Luật này ban hành là đồng nghĩa với cấm rượu bia, trong luật không có từ nào cấm uống rượu, uống bia”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Về tên gọi của dự án Luật, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến qua phân tích, Ban soạn thảo mong muốn được giữ tên Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Cách gọi này vừa dễ hiểu, vừa đơn giản, phạm vi là phòng, chống tác hại của rượu bia chứ không đả động tới văn hóa của rượu bia hiện nay. Chống tác hại trong tất cả các quá trình tiêu thụ, sản xuất, cách uống....
Vui lòng nhập nội dung bình luận.