Dịch tả lợn châu Phi: Lợn chết, chuồng trống, dân mỏi mòn chờ hỗ trợ

Trần Quang Thứ bảy, ngày 27/04/2019 06:00 AM (GMT+7)
Sau gần 3 tháng bùng phát ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại Thái Bình, Hưng Yên, đến thời điểm này, theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, tại các trang trại chăn nuôi ở nhiều địa phương... đã hết lợn. Điều đáng nói là đến giờ người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy trong đợt dịch vừa qua vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
Bình luận 0

CLIP: Nông dân khóc ròng chờ hỗ trợ 

Từng phất lên nhờ nghề chăn nuôi lợn nhưng đến giờ cũng chính lợn đã "hạ gục" vợ chồng ông Phạm Văn Vĩnh ở Khoái Châu (Hưng Yên). "Hết con đòi học phí lại đến đại lý gọi đòi tiền cám... mà không có tiền, chúng tôi bị dồn đến đường cùng rồi" - ông Vĩnh ngậm ngùi.

Sau nhiều ngày mất lợn vì dịch tả lợn châu Phi, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hoàng ở xã Tây Đô, huyện Hưng Hà (Thái Bình) chỉ còn biết trông vào mấy sào rau, khoai để cầm cự. "Thường ngày nuôi lợn, có phân chăm bón hoa màu rất thuận lợi nhưng giờ đàn lợn không còn, mọi thứ bị đảo lộn, phân bón phải đi mua, phụ phẩm nông nghiệp thừa vứt thối ngoài ruộng, đau xót lắm" - ông Hoàng nói.

Dù không nuôi nhiều nhưng đàn lợn hơn chục con cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình ông Hoàng bấy lâu nay. Vừa thu dọn chuồng trại, ông Hoàng buồn rầu bảo: "Hơn 20 năm sống vì lợn, giờ "trắng tay", sắp tới chúng tôi không biết lấy gì để sống".

img

Sau nhiều ngày mất lợn vì dịch tả lợn châu Phi đến giờ bà Ngô Thị Hành ở Bắc Ninh vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ khiến cuộc sống, sản xuất của gia đình bà bị ảnh hưởng.

.Dù đàn lợn đã tiêu hủy hơn 2 tháng nhưng đến giờ gia đình ông Hoàng và bà con ở xã Tây Đô vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.

Ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà cho hay: Hiện tại, tiền hỗ trợ người dân có lợn bị tiêu hủy trong các đợt dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa có, địa phương vẫn đang tiến hành thống kê, lập danh sách các hộ bị thiệt hại gửi lên tỉnh, Trung ương để chờ cấp kinh phí.

"Nhà nước chậm hỗ trợ sẽ khiến cuộc sống của bà con gặp nhiều khó khăn nhưng rất mong mọi người bình tĩnh và chia sẻ với chúng tôi" - ông Dương nói.

img

Cùng hoàn cảnh đó, gia đình anh Lê Xuân Tình ở Yên Mỹ (Hưng Yên) cũng điêu đứng vì nhà nước chậm hỗ trợ sau tiêu hủy lợn dịch.

Theo phản ánh của nhiều lãnh đạo địa phương, hiện dịch tả lợn châu Phi đã ngừng phát tán và lan rộng vì nhiều trang trại đã hết lợn.

Ông Vũ Xuân Khu - Chủ tịch UBND xã Lô Giang, huyện Đông Hưng (Thái Bình) cho hay: Hiện, các trại lợn tại các xã lân cận đã hết lợn và cơ bản hết dịch. Riêng Lô Giang còn khoảng 500 con nhưng cũng đang cầm cự rất vất vả, khả năng khó giữ được lâu. Dù Lô Giang đã cán đích nông thôn mới vào cuối năm 2018 song  dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến nhiều tiêu chí bị ảnh hưởng, trong đó nặng nhất là tiêu chí thu nhập, hộ nghèo.

"Chúng tôi đang lo ngại có thể sau đợt dịch này thu nhập của người dân trên địa bàn sẽ giảm khoảng 50% (khoảng trên dưới 20 triệu đồng/người/năm), kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy mà chúng tôi phải chấp nhận" - ông Khu chia sẻ.

img

 Ông Nguyễn Văn Hoàng quét dọn chuồng trại sau "bão" dịch tả lợn châu Phi.

img

Cán bộ thú y phun tiêu độc, khử trùng tại trang trại của gia đình bà Đỗ Thị Duyên ở xã Lô Giang, huyện Đông Hưng (Thái Bình).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem