Mỗi năm Việt Nam phải nhập đến 4,8 tỷ USD các nguyên liệu cho chế biến TACN, trong khi đó, DN phần lớn phải vay tiền đồng để đi nhập khẩu nguyên liệu TACN, thanh toán bằng USD. Một khi đồng USD tăng giá, DN sẽ phải tốn thêm một khoản chênh lệch không nhỏ để mua USD, thanh toán đơn hàng nhập khẩu.
Sản xuất TACN tại nhà máy Công ty CP Phát triển nông nghiệp Thanh niên xung phong (huyện Hóc Môn, TP.HCM). Ảnh: Thuận Hải
Còn ông Trần Văn Lĩnh – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến, thương mại Thuận Phước thì cho rằng, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ mới điều chỉnh tỷ giá giữa VND và USD mức 2% và vừa thêm 1% nữa là hơi chậm. Hậu quả là hoạt động xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn khi giá bán cao, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng giảm nhiều. Hầu các đồng ngoại tệ lớn trên thế giới khác đều đã điều chỉnh khá sâu so với mức tăng giá của USD.
Cụ thể như, mức rớt giá giữa đồng EU với USD đã từ 15 – 25%, đồng tiền Ấn Độ cũng đã mất giá 25% so với đồng USD, tạo điều kiện cho sản phẩm tôm của nước này giảm giá mạnh, sức cạnh tranh tăng cao. Tôm Việt Nam vốn đã phải chịu áp từ việc bị áp thuế chống bán phá giá, nay lại càng thua thiệt hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.