Điều gì xảy ra nếu Mỹ cùng lúc chiến tranh với Nga và Trung Quốc?

Thanh Minh Thứ ba, ngày 30/08/2016 13:30 PM (GMT+7)
Quân đội Mỹ đã từng chuẩn bị cho tình huống của 2 cuộc chiến tranh xảy ra cùng lúc. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến hôm nay không phải là với Iran hay Triều Tiên mà là với Trung Quốc ở Thái Bình Dương và với Nga ở châu Âu?
Bình luận 0

Theo trang mạng National Interest (NI), liệu Nga và Trung Quốc có thể phối hợp tạo nên một cặp khủng hoảng đối với Mỹ, sẽ đẩy hai phản ứng quân sự riêng biệt của Mỹ xảy ra cùng lúc ở hai khu vực khác nhau? Trang này nhận định, điều đó là có thể, song gần như chắc chắn là nó sẽ không xảy ra.

Theo NI, mỗi quốc gia đều có mục tiêu riêng của mình và nhiều khả năng, một trong hai đối thủ của Mỹ sẽ tận dụng lợi thế của một cuộc khủng hoảng hiện tại để tiếp tục tuyên bố trong khu vực. Ví dụ, Moscow có thể cũng quyết định để thúc đẩy một cuộc chiến ở vùng Baltic, nếu Mỹ đã tham gia vào một cuộc giao tranh lớn tại vùng Biển Đông với Trung Quốc.

Phần lớn các tàu sân bay, tàu ngầm và tàu chiến của Mỹ sẽ tập trung ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, chiến đấu trực tiếp với hệ thống A2 /AD của Trung Quốc trong trường hợp xung đột xảy ra.

Theo nhận định, quân đội Mỹ sẽ phải chịu áp lực mạnh mẽ để có thể dành chiến thắng trên một mặt trận trong thời gian nhanh nhất. Với sức mạnh  đồng minh của Mỹ ở châu Âu, Mỹ có thể ban đầu tập trung vào cuộc xung đột ở Thái Bình Dương.

Tuy vậy, Mỹ sẽ phải đối mặt với các vấn đề khó khăn hơn ở Thái Bình Dương. Nhật Bản và Ấn Độ có thể có lợi ích ở Biển Đông, nhưng điều này hầu như không đảm bảo sự tham gia của họ trong một cuộc chiến tranh với Trung Quốc.

img

Pháo đài bay B-52 của Mỹ.

Và như vậy, Mỹ sẽ làm mọi cách để xoa dịu và hoà giải với đối thủ ở châu Âu. 

Trong khi đó, Điện Kremlin chỉ tôn trọng sức mạnh và nhìn thấy cơ hội trong điểm yếu và sự mất tập trung của nước khác, vì vậy Mỹ và NATO phải nhất quán. Chiến lược của Washington cần phải trấn an đồng minh và đảm bảo rằng Điện Kremlin nhận thấy những hậu quả cụ thể mà một cuộc đối đầu sẽ mang lại.Để cho một chiến lược như vậy có hiệu quả, Mỹ và các đồng minh phải chứng minh rằng các lực lượng của mình ở châu Âu là một lá chắn đáng tin cậy. Sau hai thập kỷ thu hẹp các nguồn lực, điều đó đặt ra nhiều việc phải làm hơn. Mặc dù quân số là nguồn lực quan trọng nhất của Mỹ, nhưng nước này phải cân bằng chi phí nuôi quân với nhu cầu phát triển, triển khai vũ khí tiên tiến và có uy lực hơn.

Bộ Quốc phòng Mỹ - một cơ quan không thể cho phép bội chi ngân sách và chi tiêu kém hiệu quả - cần tiếp tục cải cách các quy trình mua sắm của mình. Nói rộng hơn, nước Mỹ phải chấm dứt những “hiệu ứng làm tê liệt” của việc “cầm cố” ngân sách và ngăn chặn sự mở rộng khoảng cách giữa các yêu cầu quân sự và nguồn lực hiện có.

Các nước NATO khác cũng phải chịu một phần gánh nặng nào đó. Các nước này phải hoàn chỉnh tri thức về các chiến dịch chống nổi dậy và bất ổn mà họ đã phát triển ở Afghanistan với khí tài chiến tranh và chống khủng bố mạnh mẽ hơn.Tất nhiên, những điều mà nước Mỹ và đồng minh không nên làm cũng quan trọng không kém so với những điều mà họ nên làm. Để cho Nga thấy rằng việc sáp nhập bất hợp pháp Crimea và xâm lược Donbass là điều không thể chấp nhận, Mỹ không nên nới lỏng chế độ trừng phạt.

Nước Mỹ không thể lựa chọn quan điểm trung lập tại Syria, Iraq, Libya, và những vùng vô chính phủ khác. Nước Mỹ phải dẫn đầu, họ phải nỗ lực hơn trong việc tăng cường các hệ thống phòng thủ và xã hội dân sự ở các đối tác dễ bị tổn thương nhất, và nước này phải sẵn sàng đưa ra lựa chọn khó khăn để sử dụng vũ lực khi cần thiết.

Nếu như nước Mỹ không thể hiện quyết tâm của mình và đưa ra các khoản đầu tư cần thiết thì các đối thủ của Mỹ sẽ tiếp tục gây nguy hại cho lợi ích của nước này, và các nước khác trên thế giới sẽ mất sự tôn trọng đối với Mỹ. Cái giá phải trả bằng máu và tiền bạc để bảo vệ nước Mỹ và hỗ trợ các đồng minh với niềm tin được bồi đắp sau nhiều thập kỷ cùng hy sinh sẽ đắt hơn nhiều trong tương lai nếu nước Mỹ không thể hành động ngay bây giờ.

Tuy nhiên, theo đánh giá của NI, Mỹ vẫn có thể chiến đấu và giành chiến thắng hai cuộc chiến tranh lớn cùng một lúc, hoặc ít nhất là đến gần đủ để chiến thắng.

Mỹ có thể làm điều này vì Washington tiếp tục duy trì quân sự ở mức khủng nhất trên thế giới, và bởi vì Mỹ đứng ở đầu một liên minh quân sự cực kỳ mạnh mẽ. Nhưng dù vậy, NI cũng nhấn mạnh rằng tình trạng này sẽ không kéo dài mãi mãi. Mỹ không thể duy trì mức độ thống trị vô thời hạn và trong dài hạn sẽ phải lựa chọn cam kết của mình một cách cẩn thận. Đồng thời, Mỹ đã tạo ra một trật tự quốc tế có lợi cho rất nhiều các quốc gia hùng mạnh nhất và thịnh vượng trên thế giới và trật tự thế giới này đang có nguy cơ thay đổi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem