Trước hết là khâu cán bộ
Ông Nguyễn Phước Công - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Hoài Nhơn cho biết, để làm tốt công tác hỗ trợ hội viên, trước hết cán bộ phải là người có năng lực, nhiệt tình và gắn bó với ND. Hội luôn phải chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã, thôn, chi hội, tổ hội trở thành những người gương mẫu, nói đi đôi với làm. Đội ngũ này cần được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ. Tùy theo cấp lãnh đạo mà Hội ND huyện chủ động tham mưu đề xuất cấp trên bố trí đào tạo, theo dõi, bồi dưỡng, giúp đỡ để họ vững vàng vận động hội viên, ND. Tuy là cấp trên, cấp dưới nhưng anh em thật sự đoàn kết, chấp hành tích cực các chủ trương, giải pháp khi triển khai công tác hội và các phong trào của Hội thường xuyên hàng năm.
Nông dân trồng hồ tiêu xã Hoài Hảo (Hoài Nhơn) giao lưu với nông dân các địa phương – một giải pháp gia tăng học hỏi kinh nghiệm làm ăn cho hội viên. Đào Minh Trung
Có thể thấy rõ những giải pháp cụ thể của Hội thông qua hoạt động hỗ trợ vốn cho hội viên. Cách làm của Hoài Nhơn là tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền xã, thôn từ khâu xét đối tượng đến thu hồi vốn gốc, phí… Còn nhiệm vụ của Hội thì lấy trách nhiệm của tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) làm khâu đột phá và hội cơ sở tăng cường kiểm tra, rà soát – giải pháp không thể thiếu trong hoạt động hỗ trợ vốn. Các tổ trưởng tổ TKVV ở gần dân, họ sẽ biết chính xác người vay gặp bất trắc, rủi ro ra sao, khả năng hoàn vốn tới đâu để ứng biến hợp lý. Có vốn rồi, hội tìm ra nhiều cách để hỗ trợ, giúp các đối tượng vay vốn phát huy hiệu quả đồng vốn. Có thể đó là chuyển giao khoa học kỹ thuật, có thể là tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau… Khi thuyết minh với chính quyền về lợi ích của cây trồng, vật nuôi, nếu chính quyền hỗ trợ cho Hội thì thêm nhiều phần thuận lợi, còn nếu không thì Hội làm theo điều kiện của Hội để giúp ND được hưởng lợi nhiều nhất từ các chương trình, mô hình, dự án do Hội triển khai.
Để ND tự bươn chải, họ sẽ xa hội
Quan điểm
Các chương trình, phong trào chúng tôi đưa xuống cơ sở là kèm ngay giải pháp cụ thể. Cách làm phong trào nông dân thời gian gần đây cũng đã đổi mới, không còn tình trạng nói chung chung, nói suông như trước nữa”.
Trong tương quan các đơn vị thuộc Hội ND tỉnh Bình Định, Hội ND huyện Hoài Nhơn được đánh giá là đơn vị bám sát nhu cầu thực tế của hội viên, kịp thời đưa ra những giải pháp hỗ trợ cụ thể. Trong đó, Huyện hội đặc biệt chú trọng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các mô hình kinh tế mới và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hội viên. Hiện tổng số dư nợ từ các nguồn vốn hỗ trợ ND trong huyện lên đến hàng trăm tỷ đồng, trong đó vốn từ Ngân hàng CSXH hơn 89 tỷ đồng cho 3.797 hộ vay; vốn từ Ngân hàng NNPTNT hơn 83 tỷ đồng cho 3.096 hộ vay. Ngoài ra, còn có 65 tổ góp vốn với số tiền hơn 1,58 tỷ đồng cho hội viên vay không tính lãi hoặc lãi suất thấp. Một số mô hình sản xuất, chăn nuôi được Hội ND huyện chuyển giao trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả, giúp hội viên phát triển kinh tế như chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, trồng rau màu, nuôi trồng thủy sản, trồng hồ tiêu…
Nhìn nhận về tầm quan trọng của các giải pháp giúp nông dân, ông Lâm Quốc Kỳ - Chủ tịch Hội ND xã Hoài Phú (Hoài Nhơn) cho rằng: “Trong sinh hoạt hội nếu mình không thường xuyên gần gũi với hội viên, không hỗ trợ gì cho sinh kế, đời sống của hội viên, ND; không tư vấn, tháo gỡ vướng mắc trong làm ăn của họ mà để họ tự bươn chải thì họ xa dần tổ chức hội”.
Còn ông Trịnh Minh Vương - Trưởng ban Kinh tế - Xã hội Hội ND Bình Định thì nhận xét, Hội ND Hoài Nhơn đã làm tốt công tác hỗ trợ vốn cho hội viên, ND trong nhiều năm liền (tiêu biểu là xã Hoài Phú với dư nợ cho vay lên đến 21,2 tỷ đồng vốn Ngân hàng CSXH và NNPTNT), đồng thời đã khắc phục được tình trạng nợ quá hạn, thu hồi vốn gốc, thu phí, thu lãi suất rất sát sao. Vì vậy mà đồng vốn các nguồn vay đến tận tay đông đảo hội viên, ND và phát huy hiệu quả rất tốt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.