Đồng bào dân tộc Chăm Ninh Thuận tưng bừng vào lễ hội Katê để tưởng nhớ ai?

Đức Cường Thứ bảy, ngày 14/10/2023 06:10 AM (GMT+7)
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận đã chính thức bắt đầu và năm nay tập trung chính trong 3 ngày từ 13 – 15/10 với nhiều nghi lễ thờ cúng tại tháp Chăm và các hoạt động văn hóa văn nghệ diễn ra khắp các làng Chăm theo đạo Bàlamôn.
Bình luận 0

Chiều 13/10, hàng nghìn người Chăm và du khách đổ về sân vận động trung tâm tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) để tham gia nghi thức rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar và biểu diễn văn nghệ chính thức khai hội Katê 2023, lễ hội lớn nhất của người Chăm.

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023 - Ảnh 1.

Làng Chăm Hữu Đức ở huyện Ninh Phước, Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023. Ảnh: Đức Cường

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, lễ hội năm nay thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham dự và thưởng thức nghệ thuật quần chúng Chăm. 

Dưới ánh nắng chói chang, các bậc chức sắc Chăm Balamôn tiến hành các nghi thức thờ cúng và tổ chức đoàn rước Y trang Nữ thần xứ sở Pô Inư Nưgar qua các ngõ làng Chăm Hữu Đức.

Đoàn rước kết thúc và khai hội Katê được diễn ra sôi nổi tại sân vận động trung tâm thôn Hữu Đức với chương trình dân ca, dân vũ đặc sắc của hơn 300 nghệ nhân, nhạc công dân tộc Chăm biểu diễn.

Theo ông La Văn Điểm - Trưởng ban tổ chức lễ hội cho biết, năm nay người dân và du khách về tham dự đông hơn năm trước. 

Đây là dịp để người Chăm theo đạo Balamôn tưởng nhớ công ơn của các vị thần linh và cũng là dịp dâng lễ vật cúng ông bà, tổ tiên với lòng thành kính của mình.

"Thông qua lễ hội cũng là dịp để chúng tôi cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…", ông Điểm nhấn mạnh.

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023 - Ảnh 3.

Các bậc chức sắc cao chuẩn bị nghi thức rước Y trang Nữ thần xứ sở Pô Inư Nưga. Ảnh: Đức Cường

Lễ hội sẽ tiếp tục diễn ra sôi nổi đến hết ngày 15/10 tại tháp Po Klong Garai ở phường Đô Vinh (TP Phan Rang-Tháp Chàm), tháp Po Rome ở thôn Hậu Sanh và đền Po Inư Nưgar ở xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước) và kết thúc tại các thôn bản làng Chăm.

Clip: Nghi thức rước Y trang và khai hội Katê ở làng Chăm Hữu Đức, tỉnh Ninh Thuận. T/h: Đức Cường

Một số hình ảnh PV Dân Việt ghi nhận chiều 13/10 tại làng Chăm Hữu Đức.

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023 - Ảnh 4.

Các thiếu nữ Chăm trong trang phục truyền thống dạo bước ở lễ hội Katê. Ảnh: Đức Cường

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023 - Ảnh 5.

Các chức sắc đi trước trong đoàn rước Y trang. Ảnh: Đức Cường

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023 - Ảnh 6.

Chiêng và trống theo đoàn rước Y trang. Ảnh: Đức Cường

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023 - Ảnh 7.

Cụ bà làng Chăm Hữu Đức mang theo vật phẩm trong đoàn rước. Ảnh: Đức Cường

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023 - Ảnh 8.

Nghi thức rước Y trang nữ thần Pô Inư Nưgar và khai hội Katê có rất đông người dân và du khách. Ảnh: Đức Cường

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023 - Ảnh 9.

Đoàn rước vào đến sân vận động trung tâm và đồng diễn nghệ thuật Chăm. Ảnh: Đức Cường

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023 - Ảnh 10.

Hơn 300 diễn viên không chuyên là những người Chăm ở làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước. Ảnh: Đức Cường

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023 - Ảnh 11.

Các tiết mục múa Chăm truyền thống thu hút đông đảo người xem. Ảnh: Đức Cường

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023 - Ảnh 12.

Các diễn viên trong chuyên trên sân khấu biểu diễn. Ảnh: Đức Cường

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận tưng bừng khai hội Katê 2023 - Ảnh 13.

Lễ hội Katê 2023 còn tiếp diễn đến hết 15/10, sau đó kết thúc tại các thôn làng Chăm địa phương. Ảnh: Đức Cường

Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất trong cả nước. Văn hóa Chăm ở đây vẫn còn lưu giữ khá đậm nét, được thể hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, các khu đền tháp, nghề gốm, dệt thổ cẩm cổ truyền. Trong đó, nổi bật là lễ hội Katê đã được người Chăm bảo tồn, gìn giữ và duy trì. Đây cũng là di sản văn hóa phi vật thể được Bộ VHTT&DL công nhận vào năm 2017.

Theo quan niệm của người Chăm theo đạo Bàlamôn, lễ Katê là để tưởng nhớ thần Cha, còn lễ Cambun là lễ cúng tưởng nhớ thần Mẹ. Thần Cha thuộc "dương" còn thần Mẹ thuộc "âm" nên Katê được tổ chức vào thượng tuần trăng (1 tháng 7 theo Chăm lịch). Cambun được tổ chức vào hạ tuần trăng (15 tháng 9 Chăm lịch), tất cả các nghi lễ đều được tổ chức ở các đền đền, tháp.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem