Dự báo thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Dự báo thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
N.A
Thứ tư, ngày 24/07/2024 10:05 AM (GMT+7)
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa thông tin về dự báo thời tiết phục vụ Lễ Quốc tang (từ 25-26/7/2024). Trong hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời tiết Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM xuất hiện mưa, nắng đan xen.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều 23/7 đến đêm 24/7, khu vực phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông. Từ 25/7, mưa lớn ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có xu hướng giảm dần.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều ngày 23/7 - 24/7, ở khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 40-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm. Từ đêm 24/7, mưa lớn ở khu vực phía Đông Bắc Bộ giảm dần.
Từ chiều 23/7 - đêm 24/7, khu vực phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Ngoài ra chiều và đêm 23/7, ở khu vực từ Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
Cảnh báo từ ngày 25/7, mưa lớn ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có xu hướng giảm dần. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong 2 ngày 25-26/7 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với 3 địa điểm tổ chức lễ viếng là: Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, quê nhà Tổng Bí thư ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) và Hội trường Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội). Diễn biến thời tiết Lễ Quốc tang khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM cụ thể như sau:
Trên biển, đêm 23 ngày 24/7, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc và giữa Biển Đông; khu vực phía Bắc của Nam Biển Đông (bao gồm cả Trường Sa), Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.
Cảnh báo, đêm 24/7 và ngày 25/7, vùng biển từ Bình Định đến Bình Thuận, khu vực giữa Biển Đông và khu vực phía Bắc của Nam Biển Đông (bao gồm phía Bắc Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao từ 2-4m; biển động. Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh 6, riêng từ ngày 25/7 khu vực phía Đông Bắc có gió mạnh lên cấp 7-8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 3-5m; biển động mạnh. Độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2.
Nhiều địa phương thiệt hại do bão số 2
Chiều tối ngày 23/7, theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa và Nghệ An, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 đã gây thiệt hại như sau:
16 nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại. 25.556 ha lúa, 2.544 ha hoa màu bị ngập úng, ảnh hưởng. 22 con gia súc, 849 con gia cầm bị chết, cuốn trôi. Về Giao thông có hơn 300 điểm sạt lở với tổng khối lượng trên 10.000 m3 đất, đá, bê tông (hiện tại các điểm sạt lở đã được xử lý và thông xe tạm thời). 1 tàu xi măng cỡ nhỏ và 1 xuồng cao tốc nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu tại Quảng Ninh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.