Dừa nước - Loài cây mọc hoang quen thuộc ở sông ngòi, kênh rạch ở miền Tây giúp nông dân đổi đời
Loài cây mọc hoang dã quen thuộc ở ven sông ngòi, kênh rạch ở miền Tây giúp nông dân có thu nhập cực ổn
Thứ năm, ngày 11/08/2022 16:53 PM (GMT+7)
Ở vùng Miệt Thứ Kiên Giang nói riêng và miền Tây nói chung, cây dừa nước đã trở thành hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống sinh hoạt bởi lá dừa nước dùng lợp nhà, thân dừa nước dùng làm dây bó lúa, lợp nhà.
Ở vùng Miệt Thứ Kiên Giang nói riêng và miền Tây nói chung, cây dừa nước đã trở thành hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống sinh hoạt bởi lá dừa nước dùng lợp nhà, thân dừa nước dùng làm dây bó lúa, lợp nhà. Đặc biệt, trái dừa nước giờ đây không còn đơn thuần là món ăn dân dã, quê mùa mà nó đã ra thị trường, đến với đông đảo thực khách. Nhờ vậy, những người làm nghề bán trái dừa nước ở Miệt Thứ cũng có thu nhập khá ổn.
Anh Nguyễn Văn Hiếu, 38 tuổi, ở xã Hưng Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Tôi bán trái dừa nước gần 2 năm nay, mỗi ngày bán khoảng 30kg cơm dừa nước, giá 80.000 đồng/kg. Dù đây là nghề phụ nhưng cũng có đồng ra vô đỡ hơn đi làm công nhân ở các khu công nghiệp”.
Theo những người bán trái dừa nước, từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm dừa nước vào mùa rộ. “Trước đây, dọc sông Cái Lớn, Cái Bé trái dừa nước rất nhiều. Tuy nhiên khoảng 2 năm gần đây cơm dừa nước được ưa chuộng, bán nhiều nên trái ra không kịp. Để có hàng bán, mỗi ngày tôi phải chạy vỏ lãi đến những biền lá cách nhà khoảng 40-50 cây số chặt dừa nước về bán. Hôm nay anh em tôi đốn gần 70 buồng, bán được hơn 1,2 triệu đồng” - anh Trần Hoàng Nam, làm nghề bán trái dừa nước ở huyện An Biên, nói.
Nếu có dịp về Miệt Thứ, dọc theo Quốc lộ 63 (đoạn cầu sông Cái Lớn nối liền 2 huyện Châu Thanh và An Biên, tỉnh Kiên Giang) khách phương xa dễ dàng gặp cảnh người dân mua bán dừa nước nhộn nhịp. Khách lạ cũng đừng quên ghé vào thưởng thức một ly dừa nước dịu ngọt, mát lành; hít thở không khí trong lành của xứ biển Kiên Giang trước khi tiếp tục cuộc hành trình...
Trái dừa nước thơm ngon ở Miệt Thứ Kiên Giang.
Để có được những trái dừa nước thơm ngon, anh Trần Hoàng Nam di chuyển hàng chục cây số, len lỏi qua nhiều sông, rạch đến những biền lá xa xôi chặt về bán lại cho người bán cơm dừa nước.
Cuộc ngã giá giữa người chặt dừa nước với người mua.
Anh Trần Văn Ril (giữa) chia sẻ: “Trước tôi đi làm hồ ở TP Hồ Chí Minh, cuộc sống bấp bênh. Khi dịch COVID-19 phức tạp, tôi về đây được anh em chỉ bảo nghề bán dừa nước nên theo. Giờ mỗi ngày kiếm được 300.000-400.000 đồng, cùng số tiền tiết kiệm trước đó tôi vừa mua được chiếc vỏ máy chủ động theo nghề này.
Anh Nguyễn Văn Hiếu dùng xe kéo số dừa nước vừa mua được về điểm bán của gia đình.
Anh Hiếu cho biết mỗi buồng dừa nước anh mua lại với giá từ 15.000-20.000 đồng. Một buồng lớn chẻ ra được khoảng 500-600gr cơm dừa.
Từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm là khoảng thời gian “ăn nên làm ra” của người dân Miệt Thứ sống bằng nghề mua bán trái dừa nước. Dọc theo Quốc lộ 63 đoạn cầu sông Cái Lớn người dân tất bật chẻ dừa nước, cạy lấy cơm bán cho khách.
Thịt dừa nước được người dân lấy ra khỏi vỏ bằng cán muỗng.
Khách mua dừa nước trải nghiệm chẻ dừa nước.
Thích thú với trái dừa nước vừa chẻ được.
Dừa nước sau khi chẻ được vô bọc với trọng lượng 0,5kg, giá bán 40.000 đồng.
Ly dừa nước Miệt Thứ Kiên Giang với đá xay ngọt thanh, mát dịu là thức uống giải nhiệt tuyệt vời mùa nắng nóng.
Nhiều khách qua đoạn đường này không thể cưỡng lại món đồ uống hấp dẫn của xứ biển Kiên Giang.
Trái dừa nước đang giúp một bộ phận người dân Miệt Thứ ổn định cuộc sống.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.