Đừng để chồng chéo đối tượng tuyển

Thứ ba, ngày 03/08/2010 20:21 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Xuất khẩu lao động ở 62 huyện nghèo đang được Chính phủ quan tâm. Tại Quảng Nam đã có gần 1.000 thanh niên đi xuất khẩu lao động, mang lại hiệu quả khá rõ nét về kinh tế. Tuy nhiên, cũng có lo ngại về thực trạng không tuyển được thanh niên đi nghĩa vụ quân sự.
Bình luận 0
img
Nếu tìm được hướng đi đúng, các thanh niên này có thể làm giàu ngay tại địa phương.

Được biết, Quảng Nam có 3 huyện được hưởng chương trình xuất khẩu lao động theo Quyết định 71/QĐ-TTg là Tây Giang, Phước Sơn và Nam Trà My. Đã có gần 1.000 thanh niên của các địa phương này được đào tạo nghề đưa đi xuất khẩu lao động, chủ yếu là tại Malaysia. Phần lớn thanh niên "xuất ngoại" đã có việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân hàng tháng đạt 5 - 7 triệu đồng, gấp 10 lần làm rẫy ở địa phương. Làm việc tại môi trường các nước công nghiệp, các công nhân sẽ được tiếp cận với thiết bị máy móc tiên tiến, từng bước nâng cao tầm hiểu biết.

Thượng tá Trà Phương Đông - Chính trị viên Cơ quan Quân sự huyện Nam Trà My, khẳng định việc đưa thanh niên người thiểu số đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài là một chủ trương đúng để giúp các đối tượng này có công ăn việc làm với mức thu nhập ổn định.

Tuy vậy, ông cho rằng, về phía quân sự địa phương thì gặp không ít khó khăn. Bởi vì tiêu chí chọn thanh niên đi xuất khẩu lao động cũng trùng với tiêu chí tuyển quân. Những thanh niên này đi làm việc tại nước ngoài thì sẽ ảnh hưởng tới quân số, chất lượng tuyển quân hàng năm của địa phương. Bởi vậy, UBND các huyện cần có sự phân bổ, chọn lọc hợp lý để "vẹn cả đôi đường".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem