Đường sắt Cát Linh – Hà Đông “gân già” duy ý chí không biết sẽ đi tới đâu?

Thế Anh Thứ hai, ngày 04/11/2019 15:48 PM (GMT+7)
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đang tiến hành chạy thử vận hành hoạt động toàn hệ thống trong 20 ngày, do chính những nhân viên người Việt trực tiếp vận hành để tiến hành nghiệm thu đang được dư luận quan tâm.
Bình luận 0

Trong quá trình vận hành để nghiệm thu sẽ có gần 10 đoàn tàu chạy liên tục trên toàn tuyến. Đây là một bước bắt buộc trong quá trình nghiệm thu, mỗi ngày có từ 6 đến 9 đoàn tàu vận hành liên tục trên tuyến. Đặc biệt, 20 ngày chạy thử sẽ kiểm chứng độ an toàn hệ thống và năng lực vận hành của toàn bộ nhân viên.

Việc đánh giá chất lượng để đưa vào nghiệp thu dự án được Công ty Tư vấn ACT của Pháp áp dụng tiêu chuẩn EN 50126 để đánh giá, tương đồng với tiêu chuẩn GB/T21526-2008 của Trung Quốc đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.

img

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: Thế Anh)

Được biết, tại báo cáo của ACT, Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp đủ các chứng chỉ an toàn và các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất, dẫn đến chưa đủ cơ sở để đánh giá an toàn đoàn tàu về hệ thống phanh điện và sức kéo. Ngoài ra. còn một số hồ sơ, hạng mục chưa đồng bộ trong khi đây là yêu cầu bắt buộc.

Đáng chú ý, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa được nghiệm thu để khai thác thương mại thì trong báo cáo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể gửi Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này còn đề xuất kéo dài dự án thêm 20 km khiến nhiều chuyên gia và người dân lo ngại về.

Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề xuất tại Hà Nội, dự kiến xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị khu vực trung tâm với chiều dài 305km và nghiên cứu xây dựng kéo dài các tuyến để kết nối với các đô thị vệ tinh.

Kéo dài tuyến số 2 từ Nội Bài đến Trung Giã, huyện Sóc Sơn khoảng 9km; kéo dài tuyến 2A (Cát Linh - Hà Đông) từ Hà Đông đến Xuân Mai, chiều dài khoảng 20km, theo hướng quốc lộ 6, bố trí đề pô tại Xuân Mai. Đồng thời, kéo dài tuyến số 3 từ Nhổn đi đô thị vệ tinh Sơn Tây theo hướng quốc lộ 32, chiều dài khoảng 30km, bố trí đề pô tại Sơn Tây.

Liên quan tới dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa rõ ngày vận hành thương mại, trao đổi với PV Dân Việt, TS. Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế cho rằng: “Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là một dự án điển hình nằm trong thế “gân già” của ngành giao thông, thể hiện việc duy ý trí, thiếu trách nhiệm giám sát triển khai và không có sự mạnh dạn quyết đoán trong cách xử lý. Duy ý trí trong vấn đề chiến lược thực hiện rõ ràng khi nhìn lại là kém hiệu quả kéo theo nợ nần, một dự án lớn như vậy lẽ ra nó phải đưa về hiệu quả kinh tế xã hội”.

“Dự án trong điểm lớn của Quốc gia nhưng khi lập dự án có đủ các ban bệ những lại có tư tưởng duy ý trí cứ xây đi rồi hiệu quả tính sau là chấp nhận được. Trong thực tế có nhiều dự án chiến lược bị sai nhưng việc thực hiện vẫn đúng và có trách nhiêm nên vẫn đi vào hoạt động đưa có giá trị cho xã hội, ví dụ: Như một số dự án thuỷ điện,...”, TS. Đinh Thế Hiển nhìn nhận.

Đánh giá về chiến lược phát triển của dự án Cát Linh - Hà Đông nối dài thêm 20km từ quận Hà Đông (Hà Nội) tới Xuân Mai có thể khiến nợ thêm nợ, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng: “Rõ rằng, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Động sai ngay từ chiến lược ban đầu cho tới khi triển khai cáng yếu kém hơn nữa. Dự án này trở thành dự án “gân già” tức là đi tiếp thì không biết sẽ đi tới đâu??? Nhưng nếu bỏ hết những thứ đã làm được thì ai sẽ chịu trách nhiệm với gần 20 nghìn tỷ đã đầu tư?”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem