Giá cà phê ngày 14/1: Giá cà phê vẫn có tuần tăng mạnh

Nguyễn Phương Chủ nhật, ngày 14/01/2024 15:54 PM (GMT+7)
Mặc dù giảm trong hai ngày gần đây song tính chung cả tuần, giá cà phê trong nước vẫn đi lên mạnh, tăng 2.000 - 2.200 đồng/kg. Sau điều chỉnh, mức giao dịch cao nhất trong các địa phương được khảo sát hiện là 70.600 đồng/kg.
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 14/1: Tăng hơn 2.000 đồng/kg trong tuần qua

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London có xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao tháng 3 tăng 1 USD, lên 2.939 USD/tấn, trong khi kỳ hạn giao tháng 5 giảm thêm 17 USD, xuống 2.814 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm thêm 16 USD, còn 2.738 USD/tấn,, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Trái lai, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao tháng 3 giảm 4,05 cent, xuống 180 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 giảm 3,65 cent, còn 177,35 cent/lb, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê ngày 14/1: Giá cà phê vẫn có tuần tăng mạnh- Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMFCập nhật: 14/01/2024 lúc 14:12:01 (delay 15 phút)

Giá cà phê ngày 14/1: Giá cà phê vẫn có tuần tăng mạnh- Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMFCập nhật: 14/01/2024 lúc 14:12:01 (delay 15 phút)

Giá cà phê ngày 14/1: Giá cà phê vẫn có tuần tăng mạnh- Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay đang dao động trong khoảng từ 69.900 - 70.600 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay đang dao động trong khoảng từ 69.900 - 70.600 đồng/kg. So với đầu tuần, các tỉnh thành đã ghi nhận mức tăng tổng cộng 2.100 - 2.200 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 69.900 đồng/kg - tăng 2.200 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum và tỉnh Đắk Lắk với 70.500 đồng/kg, tăng lần lượt 2.100 đồng/kg và 2.000 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, và Đắk Nông có giá 70.600 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.

Năm vừa qua chứng kiến sự bùng nổ của giá cà phê trong nước và xuất khẩu. Đây cũng là yếu tố chính giúp cho ngành cà phê tiếp tục gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu dù sản lượng sụt giảm.

Tính bình quân năm 2023, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 2.614 USD/tấn, tăng 14,5% so với năm 2022.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp FDI đã tăng tới 17,3% so với năm 2022 lên 1,7 tỷ USD. Ngược lại, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước giảm 2,6% xuống còn hơn 2,5 tỷ USD.

Thị phần của của doanh nghiệp FDI theo đó đã tăng lên mức 40% trong năm 2023 từ 36% của năm 2022. Trong khi, thị phần của các doanh nghiệp trong nước thu hẹp xuống còn 60% từ mức 64% của năm trước đó.

Các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam trong năm 2023 vẫn là EU, Nhật Bản, Mỹ, Nga…

Trong đó, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với khối lượng đạt 600.548 tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD, chiếm 37% về lượng và 35% về trị giá trong tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Tuy nhiên, so với năm 2022 xuất khẩu cà phê sang thị trường này đã giảm 12,8% về lượng và giảm 0,7% về trị giá.

Tại EU, lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Đức đạt 196.090 tấn, giảm 12,7%; Italy đạt 142.191 tấn, tăng 2,1%; Tây Ban Nha và Bỉ giảm lần lượt là 20% và 50,5%.

Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường lớn khác là Mỹ cũng giảm 4,1% trong năm vừa qua, đạt 293 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu sang Nga, Philippines... cũng đều sụt giảm.

Trong khi tăng trưởng được ghi nhận ở Nhật Bản (+14,9%), Algieria (+88,4%), Hàn Quốc (+27,1%); đặc biệt là Indonesia tăng 122,4%.

Trong nước, giá cà phê Robusta nhân xô đã tăng 70- 75% trong năm 2023, từ mức 40.000 đồng/kg thời điểm đầu năm lên 70.000 đồng/kg trong những ngày cuối năm.

Bước sang tháng 1/2024, giá cà phê tại các tỉnh sản xuất trọng điểm ở Tây Nguyên tiếp tục tăng và tiến sát cột mốc lịch sử mới là 71.000 đồng/kg, vượt qua mức đỉnh cũ là 70.000 đồng/kg đạt được vào năm ngoái. Việc giá liên tục tăng cao ngay trong vụ thu hoạch báo hiệu một vụ mùa bội thu tiếp theo của ngành cà phê.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ đã khiến một số hãng tàu phải điều chỉnh lại tuyến đường chở cà phê.

Do đó, đối với cà phê Đông Nam Á và Đông Phi trên đường đến châu Âu, những tác động không lường trước được bao gồm việc tăng chi phí vận chuyển do một số công ty vận tải đã đưa ra các khoản phụ phí để bù đắp cho thời gian vận chuyển kéo dài.

Bên cạnh đó, theo các doanh nghiệp xuất khẩu, việc người dân găm hàng ngay cả trong vụ thu hoạch càng góp phần khiến nguồn cung khan hiếm, đẩy giá nội địa và các sàn tăng cao. Nhiều doanh nghiệp không mua được hàng phục vụ cho các hợp đồng giao sau.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem