Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Kết thúc phiên giao dịch sáng 7/9, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều hồi phục. Giá cà phê kỳ hạn giao ngay tháng 11/2022 tăng 45 USD, lên 2.262 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2023 tăng 38 USD, lên 2.247 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng hồi phục. Cụ thể, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 1,45 cent, lên 230,25 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 1,55 cent, lên 223,65 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê hôm nay tại các tỉnh Tây Nguyên bật tăng 800 đồng/kg, dao dộng trong khung 47.800 – 48.400 đồng/kg. Tại cảng TP.HCM, giá cà phê xuất khẩu ở mức 2.317 USD/tấn, chênh lệch +55 USD/tấn.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay 7/9 tại Gia Lai, Đắk Nông đạt 48.300 đồng/kg. Giá cà phê tại Đắk Lắk đạt 48.400 đồng/kg; giá cà phê tại Lâm Đồng đạt 47.800 đồng/kg. Mức giá này đồng loạt tăng 800 đồng/kg so với hôm qua, tương đương tăng lên 800.000 đồng/tấn.
Lo ngại rủi ro toàn cầu mạnh mẽ hơn do những bất ổn ở Trung Quốc và châu Âu kèm theo sự quyết liệt sắp tới của các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục đẩy đồng USD lên mức cao mới, làm các đồng tiền mới nổi suy yếu, khiến giá cả hàng hóa tiếp tục đắt đỏ.
Đồng Reais giảm 1,66% xuống ở mức 1 USD = 5,239 R$. Các chỉ số kinh tế Mỹ cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ khó khăn hơn tại cuộc họp chính sách tháng này khi chỉ số Quản lý thu mua (PMI) chỉ đạt 43,7 điểm trong tháng 8.
Trong khi đó, Nga cắt đứt nguồn khi đốt cho châu Âu ngay trước thềm phiên họp chính sách của ECB vào ngày mai, làm viễn cảnh của khu vực Eurozone càng tồi tệ hơn. Chứng khoán Mỹ đảo chiều sụt giảm trở lại, đồng Bảng Anh tăng giá đã hỗ trợ giá cà phê.
Giá cà phê hai sàn bật tăng còn có sự góp phần từ báo cáo của Liên đoàn Cà phê Quốc gia (FNC) ở Colombia về sản xuất và xuất khẩu cà phê trong tháng 8. Theo đó sản lượng cà phê trong tháng 8 đã tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên lũy kế sản lượng 11 tháng đầu niên vụ hiện tại 2021/2022 đã đạt tổng cộng 10,8 triệu bao, giảm 10,96% so với cùng kỳ niên vụ trước. Cũng theo FNC – Colombia, xuất khẩu cà phê tháng 8 đã giảm mạnh tới 22,97% so với cùng kỳ năm trước.
Do đó, lũy kế xuất khẩu 11 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 chỉ đạt 11,9 triệu bao, giảm 5,56% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Hiện, Colombia là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao hàng đầu thế giới. Cũng do vậy mà giá cà phê Arabica của Colombia ở thị trường bên ngoài hiện có mức chênh lệch cộng lên tới 40 – 50 cent/lb so với giá kỳ hạn, mà cũng khó mua vì nguồn cung đã khô cạn.
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng 14,7% so với cùng kỳ, đạt 1,2 triệu tấn, tương đương với 20 triệu bao (loại 60kg). Doanh thu xuất khẩu cà phê trong giai đoạn này đã tăng 39,6%, lên 2,8 tỷ USD.
Như vậy với đà tăng này, mục tiêu xuất khẩu cà phê đạt kim ngạch 3 tỷ USD năm nay đã đạt được sớm.
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam dự báo, giá cà phê xuất khẩu trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục đi lên vì nguồn cung trong dân đã cạn, các doanh nghiệp chỉ còn chưa đến 500.000 tấn cho xuất khẩu.
Đến tháng 11 - 12, Việt Nam mới bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2022 - 2023. Nếu giá cà phê xuất khẩu giữ nguyên ở mức cao thì cả năm 2022, ngành cà phê vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.
Ngành cà phê năm 2022 được dự báo sẽ tăng trưởng 30 - 40% vì cả thế giới đang thích ứng với Covid-19, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm. Giá xuất khẩu cà phê có thể cán mốc 2.400 - 2.600 USD/tấn trong năm 2022 và đà tăng có thể kéo dài sang năm 2023.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong top 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có 6 nước châu Âu. Thời gian gần đây, nhu cầu cà phê đã mở rộng đáng kể ra ngoài các thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản.
Còn tại thị trường Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc đang tăng với tốc độ trung bình 15%/năm vì nhu cầu thưởng thức cà phê của người dân tăng. Chính vì vậy, tiềm năng xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường này còn rất lớn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.