Giá mít Thái hôm nay 21/6: Tại sao trái mít bị vàng, có phải do xịt thuốc không?
Giá mít Thái hôm nay 21/6: Tại sao trái mít bị vàng, có phải do xịt thuốc không?
Duy Khánh
Thứ ba, ngày 21/06/2022 11:30 AM (GMT+7)
Giá mít Thái hôm nay 21/6 tại ĐBSCL bằng với hôm qua. Rất nhiều vựa chuyên thu mua mít Thái ở ĐBSCL không báo giá, nhiều thương lái cũng tạm ngưng đi vào vườn cắt mít. Tại sao trái mít bị vàng, có phải do xịt thuốc không?
Giá mít Thái hôm nay 21/6: Nhiều vựa không báo giá, thương lái không đi thu mua
Qua tìm hiểu của phóng viên, rất nhiều vựa chuyên thu mua mít Thái ở ĐBSCL không báo giá thu mua trong ngày 21/6. Theo đó, nhiều thương lái cũng tạm ngưng đi vào vườn cắt mít. Nguyên nhân là giá mít đang ở mức quá thấp, khiến vựa và thương lái không có lời.
Riêng một số vựa còn hoạt động cho hay, giá mít Thái ở khu vực ĐBSCL bằng với hôm qua.
Tại Tiền Giang, các vựa báo giá mít hôm nay 21/6 như sau: mít Kem lớn từ 9.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 3.000 đồng/kg. Các thương lái vào vườn mua mít Kem lớn từ 6.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 2.000 đồng/kg.
Tại Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An và TP Cần Thơ, giá mít Thái hôm nay 21/6 vẫn giữ mức tương đương hôm qua.
Cụ thể, các vựa báo giá mít Kem lớn từ 8.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 3.000 đồng/kg, thương lái vào vườn mua mít Kem lớn từ 6.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 2.000 đồng/kg.
Hiện giá vựa mít chợ loại 1 từ 3.000 đồng/kg, mít chợ loại 2 từ 2.000 đồng/kg, mua xô là 2.500 đồng/kg. Tại vườn, thương lái mua mít chợ loại 1 từ 2.000 đồng/kg, mít chợ loại 2 từ 1.000 đồng/kg.
Tại sao trái mít bị vàng, có phải do xịt thuốc không?
Hiện nay, một số vườn mít Thái ở huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè và một số huyện khác ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long xuất hiện tình trạng trái mít bị vàng.
Liên quan đến tình trạng này, một số người dân có nhiều năm kinh nghiệm trồng mít Thái cho hay là do phun thuốc nhiều. "Càng phun thuốc trái mít càng vàng do thuốc có tính nóng trong khi đó da mít không chịu nóng" - Trần Văn Tư ở xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long nói.
Ông Tư nói thêm: "Có trường hợp phun thuốc rất đậm, từ 6-7 ngày đã phun. Nên hạn chế phun thuốc hóa học vào trái mít Thái, chỉ phun ngừa và phun loãng thuốc mỗi lần phun, tức pha dưới chỉ định nhà sản xuất, trừ khi thuốc có tính mát".
"Một số trái mít Thái đang thụ phấn mà phun nhiều loại thuốc (thuốc sâu, thuốc dưỡng,...) thì gai mít sẽ bị đổi màu, thậm chí là không thụ phấn đều" - ông Tư chia sẻ.
Ngoài nguyên nhân trên, một số người dân còn cho biết, trái mít bị vàng còn do đất, nhất là đất nhiễm mặn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.