Trong đó diện tích bị bệnh đốm trắng và đã xử lý là 5,85ha. Còn lại 24,15ha tôm bị bệnh đầu vàng và nguyên nhân khác, trong số đó đã xử lý 2,75ha tôm bị đầu vàng. Đa số những ao này, người nuôi tôm mua giống từ các cơ sở sản xuất giống ở Ninh Thuận, Bình Thuận và trại giống Vĩnh Mốc, mà phần lớn không có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y.
Còn ở xã Vĩnh Thành, tính đến ngày 8 - 7 đã có 43,5ha tôm bị bệnh đầu vàng và nguyên nhân khác trên tổng số 53ha tôm nuôi ở thôn Hiền Lương. Nguồn giống thả nuôi chủ yếu mua từ Bình Thuận, Nha Trang, Vĩnh Mốc, Đà Nẵng, Huế. Thời gian nuôi đến khi bị bệnh từ 2-3 tháng, cỡ tôm 80 -300 con/kg khi thấy tôm bị bệnh chết, người nuôi cũng đã tự xả cạn nước, thu hoạch và phơi đáy ao.
Theo cơ quan chức năng, đốm trắng và đầu vàng là hai loại bệnh nguy hiểm, cùng một số nguyên nhân khác có thể gây ra dịch bệnh ở tôm nuôi. Bên cạnh đó môi trường nuôi kém, thời tiết không thuận lợi,… cũng là nguyên nhân làm cho dịch bïånh dïî phaát sinh.
Trước tình hình dịch bệnh tôm sú phát triển có nguy cơ lan rộng trên địa bàn, Chi cục Thú y tỉnh đã kiểm tra tình hình dịch bệnh, đồng thời hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh tôm. Theo đó, những vùng nuôi tôm dịch bệnh chiếm đa số diện tích nuôi trong vùng mà người nuôi đã tháo cạn nước và thu hoạch thì cần phải khoanh vùng cách ly để hạn chế khả năng lây lan.
Những ao chưa bị bệnh cần phải dùng lưới rào chắn quanh ao để ngăn chặn các loài giáp xác mang mầm bệnh vào ao, hạn chế lấy nước trực tiếp từ ngoài sông vào ao nuôi, phải xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi, nâng cao mức nước khi thời tiết nắng nóng.
Nguyễn Văn Thanh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.