Xin giới thiệu với bạn đọc một số bài thuốc từ giấm.
Viêm tuyến nước bọt (quai bị):
Vôi bột (lâu năm), giấm tất cả một lượng vừa phải đánh nhuyễn dạng keo bôi vùng tổn thương 4 - 5 lần/ngày, liên tục 2 - 3 ngày.
|
Giấm ăn. |
Viêm phế quản kéo dài:
Giấm 200 - 300ml, tỏi bóc vỏ giã nhuyễn để ngoài không khí 5 - 10 phút, đường đỏ 100g. Tất cả trộn chung ngâm 7 - 10 ngày đem dùng. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh uống với nước ấm.
Viêm dạ dày mạn tính (thể tỳ vị hư hàn):
Giấm 500ml, gừng sống 50g, đu đủ già bỏ vỏ và ruột 500g. Tất cả cho vào nồi đất ninh nhỏ lửa tới nhừ, đem ra chia nhỏ ăn ấm trong ngày. Ăn liên tục 7 - 10 ngày hoặc tới khi khỏi bệnh.
Lỵ amip mạn tính (không dùng cho người mới mắc bệnh):
Đậu phụ sống 200g, giấm 300ml, muối 1 thìa canh. Tất cả cho vào nồi đun nhỏ lửa thật kỹ, bắc ra ăn cả cái lẫn nước khi còn ấm. Ngày ăn một lần, ăn liên tục tới khi khỏi.
Mồ hôi trộm:
Trước khi ngủ lấy giấm bôi vào nách, giữa ngực và sống lưng.
Ngộ độc khí than:
Khi bệnh nhân ngộ độc khí than mà chưa có điều kiện tiếp xúc và cấp cứu tại cơ sở y tế thì nhanh chóng đưa bệnh nhân ra nơi thoáng mát, cho nằm đầu thấp, nới lỏng quần áo, nhanh chóng bấm huyệt nhân trung và hạ quan để tăng cường oxy cho não và tim để khai khiếu tinh thần.
Đồng thời, lấy giấm 50ml pha với nước lạnh cho bệnh nhân uống từ từ cho tới khi tỉnh hoặc tới khi tiếp cận được y tế.
Ong đốt:
Khi bị ong đốt lấy giấm bôi vào vết thương, sau đó pha loãng dần bôi liên tục đến khi hết đau nhức.
Mụn nhọt:
Giấm và rễ sen cạn mỗi thứ một lượng vừa phải giã nhuyễn đem đắp vào mụn, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Viêm loét lâu liền:
Giấm 20 - 30ml, bột đậu xanh đem sao nhỏ lửa 60g, cả hai thứ đánh nhuyễn thành hồ keo, bôi vào vết thương. Ngày bôi một lần, thuốc đã chế chỉ dùng trong ngày.
Theo Kiến Thức
Vui lòng nhập nội dung bình luận.