Giúp người chăn nuôi có lãi bằng công nghệ Con heo vàng

Thứ năm, ngày 19/09/2013 17:06 PM (GMT+7)
Những năm gần đây, tình trạng giá thức ăn tăng mạnh, giá bán sản phẩm thấp nên nhiều người chăn nuôi đã bỏ trắng chuồng nuôi.
Bình luận 0
Trước thực trạng trên, năm 2001, Công ty VIC đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Con heo vàng (hay còn gọi ngũ cốc lên men lỏng) vào chăn nuôi tại Việt Nam. Phương pháp ngâm men lỏng kết hợp với đậm đặc Con heo vàng có ưu điểm là giảm chi phí thức ăn nuôi heo, giảm 30% mùi hôi trong chuồng nuôi, hạn chế tiêu chảy ở heo con sau cai sữa, giúp vật nuôi tăng sức đề kháng... Tổ hợp chăn nuôi thịt sạch của ông Lương Văn Giúp ở xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng; hộ chị Lê Thị Út ở xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng... lựa chọn phương pháp trên và đạt hiệu quả kinh tế cao, thu nhập gia đình được cải thiện.

Người chăn nuôi lựa chọn phương pháp trên có thể tham khảo kỹ thuật lên men do cán bộ kỹ thuật Công ty VIC hướng dẫn như sau: Trước tiên là khâu chuẩn bị lên men, người nuôi chuẩn bị các dụng cụ gồm cân, thùng hoặc bể lên men, nước sạch trên 20 độ C, thanh đảo thức ăn và ngũ cốc đã được nghiền nhỏ; tiếp đến là khâu hòa thức ăn ngũ cốc vào nước theo tỷ lệ 1kg bột ngũ cốc là 2,5-3 lít nước sạch đổ vào bể hoặc thùng lên men. Dùng thanh đảo thức ăn đảo đều để cho bột ngũ cốc ướt đều, sau đó đậy kín nắp thùng hoặc bể lại. Tiến tới là lên men ngũ cốc, luôn đảm bảo thức ăn ngâm trên 20 độ C với thời gian ngâm từ 6- 8 giờ tùy theo nhiệt độ môi trường. Khâu cuối cùng, người nuôi trộn thức ăn đã lên men với đậm đặc Con heo vàng. Cụ thể, sau khi lên men, trộn đều thức ăn đậm đặc Con heo vàng theo đúng hướng dẫn để cho heo ăn. Đối với heo con thì trộn đều với sản phẩm Siêu hạng 333...

Người nuôi nên chú ý những ngày nhiệt độ thấp nên giảm tỷ lệ nước hoặc sử dụng phương pháp ngâm lưu ngũ cốc để quá trình lên men được nhanh hơn. Khi cho heo ăn nên bổ sung một ít nước nóng để làm ấm thức ăn. Làm như vậy sẽ kích thích heo ăn nhiều hơn. Khẩu phần ăn cho lợn cũng phải tuân thủ theo từng giai đoạn phát triển và khi chuyển sang thức ăn ngâm ngũ cốc lên men phải chuyển đổi từ từ, tránh đột ngột sẽ khiến vật nuôi dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Thực tế, công ty cũng khảo nghiệm tại nhiều hộ chăn nuôi heo thịt và cho kết quả cụ thể như sau: Đối với heo F1 thì khối lượng bắt đầu là 6,55 kg/con, khi xuất là 70,5kg (nuôi 13 tuần). Trong thời gian theo dõi tăng trọng được 63,95kg. Thức ăn sử dụng hết 189kg/con. FCR 2.68 kg; đối với heo F2. Khối lượng bắt đầu 7,51 kg/con, khi xuất thịt là 80,09kg (nuôi 14 tuần). Trong thời gian theo dõi tăng trọng được 72,58kg. Thức ăn sử dụng 208kg. FCR là 2,60kg; đối với lợn ngoại: Khối lượng bắt đầu là 8,5kg, khi xuất thịt là 89,78kg (nuôi 15 tuần). Trong thời gian theo dõi tăng trọng được 81,28kg. Tiêu tốn lượng thức ăn là 225kg/con. FCR là 2,51kg.

Thông qua kết quả khảo nghiệm của công ty tại một số hộ, trại nuôi heo cho thấy chi phí nuôi giảm 3.000-5.000 đồng/kg tăng trọng. Nuôi 10 con khi xuất chuồng trọng lượng heo 70kg (3 lứa/năm), hộ chăn nuôi sẽ giảm được hơn 10 triệu đồng/năm chi phí thức ăn.
Trần Phượng (Trần Phượng)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem