Theo báo cáo của các địa phương, từ năm 1997 đến nay, tổng diện tích đã DĐĐT là 41.803/157.793ha, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 26,49%. Các huyện làm tốt DĐĐT như Phú Xuyên, đạt 65,45%, Ứng Hòa đạt 59,23%, Đông Anh đạt 53,89%...
|
Việc dồn điền, đổi thửa sẽ tạo nhiều thuận lợi cho nông dân sản xuất. |
Riêng huyện Sóc Sơn trong năm 2011 đã DĐĐT được 4.100ha đạt gần 30%. Kết quả là từ 10-12 thửa/hộ trước kia nay chỉ còn 5-6 thửa/hộ, nhiều nơi chỉ còn 1-2 thửa/hộ, tạo thuận lợi cho quy hoạch, đưa cơ giới đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn... Trong năm 2012, Hà Nội triển khai công tác DĐĐT đồng bộ ở tất cả các huyện để mỗi hộ còn 1-2 ô trên toàn bộ diện tích còn lại.
Để hoàn thành mục tiêu này, UBND thành phố giao Sở NNPTNT trong tháng 3 phải hoàn thành các quy trình về DĐĐT, hướng dẫn, giúp đỡ các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch DĐĐT thành công. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện việc lập, trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định và cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân sau khi DĐĐT. Sở Tài chính đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp.
Ông Nguyễn Công Soái- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng nghị quyết chuyên đề và phải huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Với những nơi làm tốt, cần tiếp tục vận động nhân dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đưa nhanh cơ giới hóa vào ruộng đồng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Các sở, ban, ngành tiếp tục xây dựng cơ chế hỗ trợ DĐĐT, trong đó dành kinh phí hỗ trợ xây dựng kênh mương, máy móc cơ giới hóa, giống, vốn...
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Xuân Việt cũng khẳng định, DĐĐT là chủ trương đúng đắn, góp phần đưa cơ giới hóa vào sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao. Tháng 6 tới, Ban chỉ đạo sẽ lập các đoàn đi kiểm tra; trong tháng 12.2012 hoặc đầu tháng 1.2013 sẽ tổng kết, đề xuất khen thưởng cho các địa phương làm tốt.
Bảo An
Vui lòng nhập nội dung bình luận.