Quân đội của Thành Cát Tư Hãn đã thực sự cách mạng hóa việc sử dụng bàn đạp yên ngựa. Ảnh: Getty.
Theo War History Online, dù có vẻ ngoài khiêm tốn, bàn đạp yên ngựa từng có ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình hình thành địa chính trị toàn cầu của ngày nay.
Cụ thể, tuy là một đồ vật đơn giản của hiện tại, bàn đạp yên ngựa thực tế là một “công nghệ” mang tính chất cách mạng khi vừa mới xuất hiện trong lịch sử. Giống như cách mà Đội hình Phalanx (Việt Nam gọi là Phương trận) thay đổi học thuyết bộ binh cổ xưa của thời kỳ trước đó, việc gắn thêm bàn đạp vào yên ngựa đã góp phần giúp Đế chế Mông Cổ trở thành một cỗ máy chiến tranh chết chóc.
Quân đội Mông Cổ tập trung bên ngoài thành phố Vladimir (ngày nay của Nga) trước khi bắt đầu cướp phá. Ảnh: Getty.
Theo các tài liệu khảo cổ, người Mông Cổ vào khoảng đầu thế kỷ thứ 10 đã bắt đầu sử dụng bàn đạp yên ngựa. Thậm chí, vào giai đoạn đầu này, bàn đạp đã hoàn toàn được đóng bằng kim loại nguyên khối. Dựa vào bàn đạp yên ngựa, các cung kỵ Mông Cổ - những chiến binh cực kỳ tinh nhuệ, khéo léo trên lưng ngựa - đã có thể nhanh chóng “bắt bài” đối phương.
Nhờ bàn đạp yên ngựa, các cung kỵ Mông Cổ có thể vừa chạy, vừa bắn tên ra đằng sau để tiêu diệt kẻ địch. Ảnh: Getty.
Chính các kỵ binh Mông Cổ đã là những người đầu tiên phá vỡ các quy tắc chiến tranh truyền thống, biến việc rút lui thông thường thành một đòn tấn công cơ động. Khi đối đầu trên chiến trường, quân đội các quốc gia Đông Âu thời đó đã hoàn toàn bị động trước một lực lượng hoàn toàn có thể vừa rút lui, vừa tấn công kẻ địch. Nhờ có bàn đạp yên ngựa, hai chân của cung thủ có sự ổn định đủ để vừa chạy, vừa bắn cung về đằng trước, hai bên và thậm chí là cả đằng sau.
Mô hình khắc họa lại một kỵ binh Mông Cổ. Ảnh: Getty.
Lợi thế chiến thuật cực lớn này giúp cung kỵ Mông Cổ giữ được khoảng cách với bộ binh đang truy đuổi. Sau đó, đội quân của Thành Cát Tư Hãn còn phát triển được chiến thuật lừa bộ binh, kỵ binh đối phương đuổi theo để kéo dãn, phá vỡ và tấn công lại đội hình địch.
Theo War History Online, nhà thám hiểm gốc Italy Marco Polo đã từng chứng kiến sức mạnh của quân đội Mông Cổ trong chiến tranh. Trong cuốn sách Il Milione (Marco Polo du ký), Marco viết rằng cung kỵ Mông Cổ “không bao giờ để đối phương tiếp cận mà liên tục chạy vòng quanh và bắn tên vào kẻ thù”.
Nhờ sức mạnh của kỵ binh, Đế chế Mông Cổ là đế chế có lãnh thổ liên tục lớn nhất thế giới. Ảnh: Reddit.
Nhờ kết hợp sự cơ động của kỵ binh và tầm xa của cung binh, cung kỵ Mông Cổ đã giúp Thành Cát Tư Hãn xây dựng một đế chế hùng vĩ, lớn mạnh. Nếu người Mông Cổ không quyết định đưa quân về để đánh nhà Tần, lịch sử xã hội Tây Âu bây giờ có thể đã rất khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.