Phóng
viên đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ luật học Võ Xuân Đạt - Phó giám
đốc Công ty Luật Inteco về các khía cạnh pháp lý liên quan vụ án
Nguyễn
Thanh Chấn đang gây xôn xao dư luận.
Thưa ông, mặc dù đến nay nghi phạm Lý Nguyễn Chung
đã 25 tuổi, nhưng tại thời điểm xảy ra vụ án nghi phạm Chung là người
chưa thành niên (mới chỉ 14 tuổi 8 tháng) vậy cơ quan tiến hành tố tụng
khởi tố anh ta về tội Giết người và Cướp tài sản có đúng không?- Tại
thời điểm xảy ra vụ án và đến thời điểm hiện nay Bộ luật Hình sự (BLHS)
năm 1999 vẫn đang còn có hiệu lực, căn cứ vào Khoản 2 Điều 12 BLHS năm
1999 thì “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng”.
Ông Nguyễn Thanh Chấn (áo trắng) ngày trở về. Căn
cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 thì “tội phạm rất nghiêm trọng là
tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình”.
Đối chiếu với quy
định tại Điều 93 BLHS năm 1999 (tội Giết người) và Điều 133 BLHS năm
1999 (tội Cướp tài sản) thì mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình
(là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo cách phân loại tội phạm). Như
vậy, nếu có căn cứ để cho rằng Lý Nguyễn Chung phạm vào hai tội danh
trên thì cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với
đối tượng Chung là phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy
nhiên, tôi cũng lưu ý rằng đây mới chỉ là quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can còn việc kết luận đối tượng Chung phạm vào tội danh nào
thì cần phải chờ quá trình điều tra, truy tố và xét xử, khi bản án có
hiệu lực của tòa án thì mới có thể kết luận được Chung phạm vào những
tội nào.
Thạc sĩ luật học Võ Xuân Đạt.
Thưa ông, có ý kiến cho rằng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Lý Nguyễn Chung?- BLHS
năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định khá cụ thể về
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, đối chiếu với hai tội danh mà bị
can chung đã bị khởi tố thì đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, do
đó căn cứ vào điểm d khoản 2 Điều 23 BLHS năm 1999 thì thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20
năm. Như vậy đối chiếu với vụ việc này thì chưa hết thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Ngày 6.11, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao đã đưa ra xét xử theo trình tự tái thẩm vụ án giết người
xảy ra hơn 10 năm trước tại thôn Me, xã Nghĩa Chung, huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang. Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao đã quyết định
chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao,
hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm tuyên án tù chung thân về tội giết
người đối với ông Nguyễn Thanh Chấn để điều tra lại vụ án. Một trong
những căn cứ để Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đưa ra xem xét đó là sự
việc ngày 25.10.2013, đối tượng Lý Nguyễn Chung (cùng trú tại thôn Me,
xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) ra đầu thú và khai nhận
đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối 15.8.2003 để cướp
tài sản, đây được coi là tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án.
Trước
đó, ngày 29.10.2013 VKSND Tối cao đã có Quyết định khởi tố vụ án số
17/QĐ-VKSTC-C6 ngày 29.10.2013, quyết định khởi tố vụ án hình sự “Giết
người” và “Cướp tài sản” xảy ra tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam bị can đối với
Lý Nguyễn Chung (sinh năm 1988, tại xã Nhượng Bạn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn,
nơi đăng ký nhân khẩu thường trú và chỗ ở tại thôn Đoàn Kết, xã Eaka
Mút, huyện Eakar, tỉnh Đắc Lắc) về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Như
vậy, đối tượng Lý Nguyễn Chung đang phải đối diện với hai tội danh đặc
biệt nghiêm trọng.
Xin cảm ơn ông!
Pháp luật & Đời sống (Theo Pháp luật & Đời sống)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.