Họa sĩ Bùi Công Khánh đi làm nông dân

Trần Nguyên (Thế giới Tiếp thị)) Thứ sáu, ngày 18/07/2014 07:50 AM (GMT+7)
Họa sĩ Bùi Công Khánh nổi tiếng với những chuyến biểu diễn nghệ thuật sắp đặt và hội họa khắp nơi trên toàn thế giới. Một năm nay, người ta thấy anh về làng rau Trà Quế của Hội An để làm nông dân. TGTT có một câu chuyện khác, một góc nhìn khác về nhà nông khi trò chuyện với anh.
Bình luận 0
Thưa anh, sao tự dưng đang làm họa sỹ lại chuyển sang làm nông dân ở Trà Quế vậy ạ?

- Thật ra tô phải lòng làng rau Trà Quế này lâu lắm rồi, từ khi còn bé mỗi lần theo ba má về quê ngoại thì tôi lại có dịp đến thăm nơi này. Rồi hơn 20 năm sau quay lại, khi bước đến đầu làng mùi hương của hoa cau, của rau mùi, rau é… vẫn y nguyên, nghĩa là tôi chỉ cần nhắm mắt lại mọi thứ từ trong quá khứ hay hiện tại đều hiện hữu ngay trước mặt.

Và một lý do khác là tôi yêu cây cỏ, yêu văn hoá ẩm thực Việt Nam với những loại rau mùi phong phú, mà rau ở Trà Quế đặc biệt thơm về mùi, đậm đà về vị, lại được bón bởi những cây rong được vớt lên từ đầm nước ngay cạnh làng cho nên cũng giảm bớt được việc xử dụng phân bón hay các chất tăng trưởng khác.

Là một người làm nghệ thuật tôi nghĩ tôi nên làm một việc gì đó với mảnh đất này, vì vậy trước khi thực hiện tác phẩm của mình tôi phải thử trở thành một người nông dân trồng rau, để hiểu thêm về đất, cây cỏ, điều kiện thời tiết cũng như văn hoá và tập tục địa phương.

Cảm giác làm nông dân như thế nào, thưa anh? Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình làm nông dân của anh là gì?

- Vất vả lắm! chọn hạt, ươm mầm rồi gieo hạt, phải dậy sớm để tưới và phải gánh từng đôi gàu để tuới và không làm hư những hạt mầm, riêng chuyện gánh gàu để tuới tôi phải học mất vài ngày để làm sao giữ cho thăng bằng để dòn gánh không rơi ra lại vừa phải quăng đôi gàu để tưới làm sao cho nuớc được tưới đều trên mặt đất.Rồi đến việc vớt rong, tạo luống, nhổ cỏ, bắt sâu….bao nhiêu việc đó đã lấy đi nhiều thì giờ và công sức và cũng nhờ việc thử làm nông dân tôi mới hiểu được sự vất vả của họ để cho ra những bó rau sạch, tươi xanh và thơm lành.

Được sống một đời sống như một người nông dân với tôi là một cơ may và kỷ niệm thì nhiều lắm nhưng có một câu chuyện cứ làm tôi suy nghĩ hoài. Vì dự án nghệ thuật của tôi muốn câu chuyện được kể theo một mạch thống nhất nên tôi đã tìm một người dạy cho tôi cách làm đậu khuôn sạch, sau đó tôi xin hạt đậu nành của anh mang về cùng với các nông dân ở làng rau Trà Quế ươm, gieo và chăm sóc.

Trong cùng một thời gian tôi vừa học cách làm đậu khuôn sạch của người Hội An tức là không xử dụng bất cứ chất phụ gia nà vừa học cách trồng và chăm bón cây đậu nành theo cách truyền thống của làng rau, tôi và các nông dân không dùng một chút phân bón hay thuốc trừ sâu nào, để cho cây đậu nành lớn lên một cách tự nhiên.

Sau hơn 3 tháng thì chúng tôi thu hoạch đậu nành, tách vỏ, lấy hạt rồi phơi khô rồi tôi mang số đó đi làm đậu khuôn, mẻ đậu đầu tiên tôi mang đi mời người đã dạy tôi cách làm đậu, các bạn nông dân ăn thử……….ai cũng không tin mọi việc nó lại được diễn tiến trong một vòng khép kín đơn giản như vậy, cảm giác ai cũng xúc động vì mỗi người đã có một phần công sức vào sự kết nối ấy.

Qua miếng đậu tinh khiết và nóng hỗi nó buộc tôi phải suy nghĩ lại mọi việc , sự bắt đầu và kết thúc, những đường giao nhau từ công việc của mỗi con người trong cuộc sống và chính ở cái điểm giao nhau ấy giúp họ hiểu được một phần công việc cũng như nỗi vất vả,hay niềm hạnh phúc ở mỗi con người.(câu này anh trả lời luôn cho câu hỏi thứ 3).

Anh có quen nhiều người bạn là nông dân thực sự không anh? Anh thấy họ thế nào?

- Tôi đã làm việc với những người nông dân địa phương, những người trẻ thì có chí và cầu tiến, họ ham học hỏi cũng như áp dụng những kiến thức khoa học mới .Họ biết cách kế thừa những kinh nghiệm của cha ông để lại mặc khác họ năng động trong việc tổ chức các tour du lịch cho khách trong và ngoài nước muốn có trãi nghiệm một ngày làm nông với người địa phương và họ làm rất thành công.

Liệu rằng anh có mang kinh nghiệm này đi chia sẻ ở các nước như trước đây không anh?

- Nếu không có gì thay đổi tôi sẽ cùng một bạn nông dân trẻ mang những hạt rau từ Trà Quế sang Singapore trồng một vườn rau nhỏ, sẽ canh tác theo kiểu truyền thống của làng rau Trà Quế để kịp đúng vào lúc khai mạc triển lãm tại Singapore Art Museum vào tháng 7 tới.

Anh thấy nông dân mình hiện nay thế nào so với nông dân các nước ạ?

- So với 15 năm truớc lúc tôi có dịp đến Pháp,Nhật hoặc Thái Lan thì tôi thấy khoảng cách này rất lớn nhưng những năm gần đây thì bắt đầu có dấu hiệu thu hẹp lại, người nông dân mình đã bắt đầu áp dụng những tiến bộ của khoa học vào sản xuất nông nghiệp.

Anh hình dung gì về khái niệm “nông dân thế hệ mới”, thưa anh?

- Là những người nông dân trẻ ở làng Trà Quế mà tôi có dịp tiếp xúc, họ có kiến thức, giỏi tiếng anh, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm từ những nước khác rất tốt. Họ kết hợp nhuần nhuyễn những kiến thức từ cha ông để lại và không ngừng nghiên cứ tìm tòi những phương cách mới giúp làng rau đứng vững và phát triển.Và chính họ là người giúp quảng bá du lịch Việt Nam cũng như tạo nên một không gian du lịch thực nghiệm đầy thú vị và giàu chất văn hoá qua các tour dành cho người nước ngoài.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem