Học nghề nông nghiệp, nông dân Điện Biên sản xuất thấy ngay hiệu quả trên đồng ruộng, chuồng trại

Thu Hường Chủ nhật, ngày 30/10/2022 11:50 AM (GMT+7)
Nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người nông dân, Hội nông dân tỉnh Điện Biên luôn tích cực phối hợp để hỗ trợ, dạy nghề cho hội viên, nông dân; giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ năng ứng dụng vào sản xuất ngay trên đồng ruộng, chuồng trại...
Bình luận 0

Hội Nông dân tỉnh Điện Biên chú trọng đào tạo nghề cho hội viên

Để công tác đào tạo nghề, ứng dụng vào thực tiễn đạt kết quả cao, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên rất chú trọng công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. Từ đó phối hợp với các sở, ban ngành xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp dạy nghề cho hội viên nông dân tại cơ sở.

Điện Biên: Trang bị kiến thức giúp hội viên nông dân Thanh Luông thoát nghèo   - Ảnh 2.

Giống ngô nếp ngắn ngày được bà con nông dân xã Thanh Luông (huyện Điện Biên) gieo trồng vụ Đông trên diện tích hơn 19ha. Ảnh: Thu Hường

Trong tháng 9 và tháng 10/2022 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên phối hợp với phòng Lao động Thương binh xã hội huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ tổ chức khai giảng 9 lớp học nghề cho 350 hội viên nông dân của các xã: Thanh Hưng, Thanh Yên, Pom Lót, Thanh Nưa, Thanh Luông, Pa Thơm (huyện Điện Biên) và phường Thanh Trường, xã Nà Nhạn (Thành phố Điện Biên Phủ).

Học viên được học các nghề kỹ thuật trồng: Cây ăn quả, trồng Nấm, trồng Lúa và trồng Ngô. Tất cả các lớp học được diễn ra trong thời gian 2 tháng, theo phương thức "Cầm tay chỉ việc" giúp học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức vào thực tiễn sản xuất nâng cao hiệu quả việc làm sẵn có tại địa phương.

Dưới sự hướng dẫn tận tình của các giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Điện Biên) cho 35 học viên là hội viên nông dân Bản Pánh, xã Thanh Luông (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) về kỹ thuật trồng ngô nếp ngắn ngày năng suất cao; cách xử lý đất, ngâm ủ giống, kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trị sâu bệnh cho cây ngô… 

Hội viên nông dân Bản Pánh đã gieo trồng ngô trên diện tích hơn 19ha, bước đầu cho thấy cây ngô sinh trưởng phát triển tốt hoàn toàn phù hợp với cây trồng vụ Đông.

Điện Biên: Trang bị kiến thức giúp hội viên nông dân Thanh Luông thoát nghèo   - Ảnh 4.

Qua các lớp học nghề, giúp hội viên nông dân có thêm kiến thức, kỹ năng ứng dụng vào sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Thu Hường

Ông Quàng Văn Nguyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Luông (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) cho biết: Được sự quan tâm của các cấp Hội đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh hàng năm tổ chức các lớp dậy nghề cho hội viên nông dân xã Thanh Luông về kỹ thuật trồng nấm, trồng ngô, rau mầu và chăn nuôi gia súc, gia cầm…

Hội viên nông dân sau khi được trang bị kiến thức, kỹ thuật đã về áp dụng ngay vào mô hình sản xuất gia đình mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Bà Lò Thị Sơn, hội viên nông dân Bản Pánh, xã Thanh Luông (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) nói: Sau khi được tham gia lớp dậy nghề về kỹ thuật trồng ngô, tôi đã áp dụng kiến thức đã được đào tạo về gieo trồng hơn 1ha giống ngô nếp ngắn ngày. 

 Trồng ngô dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn chỉ từ 85 đến 90 ngày, tỷ lệ mắc sâu bệnh cũng ít hơn so với cây lúa lại phù hợp với cây trồng vụ Đông. 1ha ngô cho năng suất khoảng 40 đến 45 tấn/ha/vụ.

Bản thân tôi và các hội viên trong xã Thanh Luông rất mong mốn được học thêm nhiều lớp dậy nghề về gieo trồng cây mầu, cây ăn quả và chăn nuôi phù hợp với điều kiện tại địa phương, giúp nông dân chúng tôi phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Điện Biên: Trang bị kiến thức giúp hội viên nông dân Thanh Luông thoát nghèo   - Ảnh 5.

Thông qua các lớp dạy nghề nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp, nâng cao kiến thức áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng trọt tạo điều kiện giúp cho hội viên nông dân xóa đói, giảm nghèo. Ảnh: Thu Hường

Ông Lù Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Điện Biên cho biết: HND tỉnh xác định phương hướng đào tạo nghề cho hội viên, nông dân là giải pháp quan trọng trong phát triển nông nghiệp và góp phần xây dựng nông thôn mới. 

Thời gian tới Hội tiếp tục rà soát nhu cầu học nghề của lao động trên địa bàn, từ đó, định hướng những ngành nghề phù hợp cho người lao động và tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, tư vấn việc làm, hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho hội viên nông dân có nhu cầu.

Thông qua các lớp dạy nghề nhằm góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp, nâng cao kiến thức áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng trọt tạo điều kiện giúp cho hội viên nông dân tăng thu nhập, đồng thời cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng.

Đây cũng là tiền đề quan trọng để các địa phương tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo nghề và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ đó, góp phần cùng các cấp, các ngành hoàn thiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như thực hiện và hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, thôn xóm nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian tới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem