Hội NDVN tập huấn ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chất thải chăn nuôi cho nông dân Điện Biên
Hội Nông dân Việt Nam tập huấn ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chất thải chăn nuôi cho nông dân Yên Bái
Đức Thịnh
Thứ hai, ngày 18/11/2024 07:00 AM (GMT+7)
Vừa qua, Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn và chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi cho 310 hộ hội viên nông dân trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Văn Thiện – Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thông tin: Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% số dân sống ở vùng nông thôn. Ngành chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta và đạt những kết quả đáng ghi nhận, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm trong nước ngày càng cao của xã hội. Số đàn lợn hiện đạt hơn 28,8 triệu con; trâu, bò đạt hơn 8,9 triệu con; gia cầm đạt 533 triệu con.
Tuy nhiên, theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hoá đất, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước, mất đa dạng sinh học biến đổi khí hậu.
Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn và chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi cho 310 hộ hội viên nông dân trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ.
Ngành chăn nuôi chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp, tương đương 30% diện tích bề mặt Trái đất. Vấn đề nghiêm trọng nhất mà ngành chăn nuôi gây ra đối với môi trường nước chính là nước thải. Nước thải của ngành chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm như chất kháng sinh, hoocmon, hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu. Tất cả những tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường đã dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học, hầu hết những loài đang bị đe doạ là do mất đi môi trường sống.
Ở Việt Nam, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Mỗi năm, ngành chăn nuôi nước ta thải ra khoảng 385,7 triệu tấn chất thải (trong đó, chất thải rắn 62,2 triệu tấn, chất thải lỏng 323,5 triệu tấn), khoảng 50% lượng chất thải rắn, 80% chất thải lỏng xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho giai cấp nông dân, trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân đã tích cực phối hợp với các ngành và chính quyền các cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng các mô hình điểm để cán bộ, hội viên nông dân đến nghiên cứu, học tập và nhân rộng như mô hình phân loại, thu gom, xử lý rác thải; mô hình xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi; mô hình xử lý phế phụ phẩm trong trồng trọt, mô hình thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật... Đồng thời, phát động các phong trào "Nông dân chung tay bảo vệ môi trường", "Nông dân nói không với túi nilon", "Nông dân trở thành người tiêu dùng xanh"...
Thông qua các hoạt động, nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được nâng lên; bước đầu hình thành ý thức trách nhiệm, hành vi sống thân thiện với môi trường.
Qua đó, góp phần giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường ở nông thôn tạo nên diện mạo mới ở nông thôn, trở thành những làng quê đáng sống với những cảnh quan môi trường trong lành, sáng, xanh, sạch, đẹp; tham gia xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ, hội viên nông dân còn thiếu những kiến thức, ý thức về bảo vệ môi trường, duy trì thói quen canh tác, chăn nuôi lạc hậu, chưa tích cực tham gia các hoạt động do Hội phát động, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Môi trường nông thôn ở nhiều nơi vẫn còn ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân, tiến trình xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững của đất nước.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và mục tiêu phát triển nông nghiệp sạch, đảm bảo chất lượng môi trường, Hội Nông dân xây dựng dự án "Mô hình Hội Nông dân ứng dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn" nhằm mục đích giúp cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm trong ứng dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, mang lại lợi ích kinh tế-xã hội nhờ tận dụng chất thải làm phân bón, góp phần cải tạo đất, giảm lượng phân bón hoá học, thực hiện nền nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường sản xuất bền vững.
Đồng thời, thông qua các hoạt động của dự án tăng cường sự phối hợp với các cấp, các ngành, phát huy nội lực của toàn xã hội, khuyến khích hội viên nông dân phát huy tính tự chủ, ý thức trách nhiệm trước cộng động, tham gia bảo vệ môi trường, gắn với công tác xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Tại tỉnh Yên Bái, Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn và chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi cho 310 hộ hội viên nông dân trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ. Đồng thời tổ chức bàn giao các loại vật tư và chế phẩm sinh học cho các hộ tham gia xây dựng mô hình điểm.
Tại buổi tập huấn, các hội viên nông dân được truyền đạt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chương trình của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; vai trò của Hội Nông dân các cấp trong bảo vệ môi trường nông thôn.
Các hội viên nông dân được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng vật tư, chế phẩm sinh học để xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi; tham gia xây dựng mô hình điểm; thực hiện kỹ năng tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên tham gia mô hình.
Lớp tập huấn giúp hội viên nông dân biết cách sử dụng vật tư, chế phẩm sinh học để xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, xử lý mùi hôi cho chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và an toàn dịch bệnh. Từ đó, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của hội viên trong xây dựng nghề chăn nuôi an toàn sinh học, chung tay bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững.
Được biết, Mô hình "Hội Nông dân ứng dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn" tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái có 37 hộ hội viên nông dân tham gia thực hiện điểm. Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ các hộ gia đình 12.500 kg trấu, 700 kg cám và 2.500 gói chế phẩm sinh học.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.