Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Là một trong những hòa giải viên tích cực ở cơ sở, ông Liêu Mô Rương - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, Tổ phó Tổ hòa giải khóm 5, Phường 3, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) từng tham gia hòa giải thành công nhiều vụ mâu thuẫn. Ông Rương cho biết: Những mâu thuẫn thường xảy ra đều về lĩnh vực đất đai, tranh chấp ranh giới giữa các hộ gia đình, tranh chấp ngõ đi chung,...
Theo ông Rương, trên địa bàn dân cư, khi có sự việc mâu thuẫn xảy ra, thành viên tổ hòa giải luôn đến gặp gỡ hai bên, lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và tâm tư, nguyện vọng của các bên. Sau đó, thành viên tổ hòa giải sẽ phân tích về mặt pháp luật, cái tình, cái lý cho mỗi bên nghe và từ đó phân tích cái đúng, sai trong mong muốn của mỗi bên.
Nghe hoà giải viên phân tích, nhiều người dân hiểu ra được vấn đề, hiểu được cái đúng, cái sai, cái mình mong muốn nhưng không đúng quy định của pháp luật nên đã nghe theo. Có những gia đình, sau khi nghe thành viên tổ hòa giải phân tích đúng sai đã nghe ra và làm theo, không gây nên mâu thuẫn nữa.
"Để mọi người nghe theo không chỉ phân tích chuyện đúng sai theo tình và lý, chúng tôi còn phải công tâm giữa các bên thì người dân mới nghe theo. Ngoài ra, các thành viên hòa giải ở thôn đều là những người có uy tín trong khu dân cư, được Nhân dân tín nhiệm nên mọi người nghe lời khuyên bảo, giải tỏa mâu thuẫn", ông Chước nói.
Ông Rương chia sẻ, nhiều năm trở lại đây, khu dân cư khóm 5 luôn đảm bảo được yên bình, tình đoàn kết trong khu dân cư được nâng cao, không có mâu thuẫn lớn, tệ nạn đều được giảm đi.
Tại huyện Long Phú, những mâu thuẫn, tranh chấp từ hội viên, nông dân được hội cơ sở tham gia hòa giải kịp thời, giảm việc mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài.
Ông Kim Minh Trúc - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Phú, huyện Long Phú, hòa giải ở cơ sở nhằm giúp các mâu thuẫn, tranh chấp được giải quyết trong êm đẹp, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra, vừa giữ gìn được tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, đoàn kết trong hội viên nông dân.
Để thực hiện hiệu quả Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tham gia hòa giải các vụ việc liên quan đến nông dân, Hội Nông dân xã Long Phú phối hợp cùng các ban ngành thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tư vấn pháp luật; góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo, như: Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Hòa giải ở cơ sở…
Đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hội Nông dân xã Long Phú tham gia cùng với tổ hòa giải các ấp để giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông dân trên 50 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành đạt 84%.
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng cho biết: Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua công tác phối hợp giữa Hội Nông dân với các cấp chính quyền, các ngành trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nền nếp và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
Tính từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân các cấp tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức triển khai phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, như: tập huấn, hội thi nông dân tìm hiểu pháp luật; sinh hoạt Câu lạc bộ nông dân với pháp luật.
Hội Nông dân cấp huyện phối hợp với phòng tư pháp cùng cấp tổ chức được 11 lớp tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật, có 737 người dự.
Ngoài ra, Hội Nông dân cấp xã phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý trong hội viên, nông dân, kết hợp tuyên truyền ở các Câu lạc bộ nông dân với pháp luật, trong sinh hoạt chi, tổ hội được 176 cuộc, có 6.688 lượt người dự.
Đặc biệt, Hội Nông dân các cấp phối hợp các ngành, mặt trận, đoàn thể cùng cấp tham gia hòa giải được 1.703 đơn, trong đó hòa giải thành 1.416 đơn thư, còn lại không thuộc thẩm quyền đã chuyển các cơ quan chức năng.
Hội Nông dân các cấp phối hợp tiếp công dân được 51 cuộc, có 561 lượt người. Qua đó, góp phần bảo vệ trật tự xã hội ở nông thôn, hạn chế việc khiếu kiện vượt cấp, vừa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, vừa giữ được tình làng nghĩa xóm, tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư...
Để công tác hòa giải ở cơ sở đạt kết quả cao hơn nữa, góp phần đưa pháp luật hòa giải vào cuộc sống, thời gian tới, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Sóc Trăng tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên, nông dân về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đồng thời mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động của 108 Câu lạc bộ "Nông dân với pháp luật" và mạng lưới tuyên truyền pháp luật, hòa giải viên là cán bộ, hội viên, nông dân tại cơ sở. Hội Nông dân các cấp chủ động và phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, ngành liên quan trong việc tiếp công dân, hòa giải, đối thoại nhằm giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.