Hướng dẫn bón phân Văn Điển cho cây điều

KS Nguyễn Xuân Thự Thứ hai, ngày 18/05/2015 10:32 AM (GMT+7)
Bón phân Văn Điển không chỉ giúp cho cây điều sinh trưởng khỏe chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sự phá hoại của sâu bệnh đồng thời cho năng suất, chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu mà còn giúp nâng cao độ màu mỡ của đất trồng điều.
Bình luận 0

Kỹ thuật trồng điều

Đào hố: Hố trồng điều được đào theo kích thước 60 x 60 x 60 cm, sau khi đào xong gạt xuống hố một lấp đất khoảng 1/3 hố.

img
Thu hoạch điều tại thôn Sơn Hòa, xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng (Bình Phước).     
Ảnh tư liệu
Cách trồng: Đào một hố nhỏ chính giữa hố rồi đặt cây xuống hố, mặt bầu thấp hơn mặt đất nền từ 5- 10cm, trước khi đặt cây dùng dao cắt đáy bầu theo chiều dọc để lấy túi bầu ra và rễ đuôi chuột. Sau khi đặt cây dùng dao rạch bầu, sau trồng cần tưới mỗi hố khoảng 20 lít nước để cho rễ và đất trong bầu liên kết với đất của hố trồng. Nếu trồng bằng hạt nên gieo 2 – 3 hạt/ hố. Mật độ trồng cách nhau 3- 5m để tạo bóng râm, ngăn cản cỏ dại giữ ẩm cho đất, đến năm thứ 5 – 6 khi điều khép tán thì tỉa bớt để khoảng cách 8 – 9 – 10m.

 

Bón phân Văn Điển cho điều - kiến thức cơ bản

Bón lót: Bón cho mỗi hố trồng từ 10 -15g phân hữu cơ và 2kg phân lân nung chảy Văn Điển cộng với 0,3kg NPK 10.10.5 Văn Điển trộn đều với đất trong hố trước khi đặt bầu từ 5 -7 ngày. Phân hữu cơ giúp cho tăng độ mùn trong đất, thoáng khí, phân lân Văn Điển cung cấp lân dễ tiêu cùng các chất trung vi lượng làm cho rễ cây con phát triển nhanh để hấp thụ nhiều dinh dưỡng.

Bón thúc: Lượng bón cho mỗi cây tùy theo tuổi: Năm thứ nhất bón 1- 1,5kg NPK 12.8.12 Văn Điển, năm thứ hai bón 1,5 – 2kg NPK 12.8.12 Văn Điển, năm thứ ba bón 2 – 2,5kg NPK 12.8.12 Văn Điển, lượng phân trên được chia làm 3 lần bón/năm, cách bón xới đất quanh gốc theo vành tán lá của cây dải phân sau đó vùi đất kín phân, nên bón phân khi đất còn ẩm hoặc sau mưa để cây dễ dàng hấp thụ phân.

Bón phân Văn Điển cho điều kinh doanh

Sử dụng loại phân đa yếu tố NPK 12.8.12 có hàm lượng dinh dưỡng: N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12% và các chất trung lượng Cao = 8%, Mgo = 6%, SiO2 = 9%, S = 6% và vi lượng Zn, B, Cu, Co. Tổng dinh dưỡng đạt 61%. Sau trồng 3- 4 năm cây điều bước vào thời kỳ cho quả (thời kỳ kinh doanh) kéo dài đến vài chục năm. Biện pháp sử dụng phân bón lúc này sẽ quyết định năng suất chất lượng hạt điều. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy: Ở thời kỳ kinh doanh điều cần nhiều các yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng (NPK), trung lượng, vi lượng... trung bình một cây điều 20 tuổi một năm đã lấy đi từ đất: 2,85kg N, 0,76kg P2O5, 1,26kg K2O (tương đương 6kg urê, 5kg lân, 2kg kaliclorua) cùng các chất trung lượng như vôi, magie, lưu huỳnh, các chất vi lượng kẽm, bo, sắt... để tạo ra 155kg quả, 24kg hạt, vì vậy để đạt năng suất chất lượng cần đặc biệt chú ý đến bón phân hàng năm cân đối đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng. Cách bón như sau:

Đợt 1 (20- 30 ngày sau thu hoạch) bón từ 2 – 3,5 kg/cây NPK 12.8.12.

Đợt 2 (giữa mùa mưa khoảng tháng 7) bón 1 – 1,5kg/cây NPK 12.8.12.

Đợt 3 (cuối mùa mưa khoảng tháng 9 – 10) bón 1- 1,5 kg/cây NPK 12.8.12.

Phân bón Văn Điển gồm lân nung chảy Văn Điển và đa yếu tố NPK Văn Điển có đặc điểm ưu việt hơn hẳn các loại phân bón khác ở chỗ: Lân Văn Điển không bị rửa trôi cung cấp lân lâu dài cho cây điều các chất dinh dưỡng trung lượng chiếm tỷ lệ cao tới 70% đã giúp cho cây điều sinh trưởng phát triển khỏe nâng cao chất lượng và hương vị của hạt, đạt năng suất cao.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem