Hương quê
-
Thoạt nhìn, tưởng đâu là cây cỏ mọc hoang nhưng thực chất bụi sả lại có giá trị vô ngần đối với người dân chốn thôn quê. Người phụ nữ quê dùng lá sả nấu lấy nước gội đầu làm cho sạch gàu, tóc càng thêm bóng mượt. Mặt khác, sả còn dùng để làm gia vị tẩm ướp thịt, cá với mùi hương ngào ngạt làm cho các món ăn thơm hơn, hấp dẫn hơn.
-
Mỗi khi đến những làng quê trên đất Việt, nhiều du khách lại tự hỏi: tại sao những cây cổ thụ còn ở lại với con người cứ là cây đa, cây si? Đó chẳng phải những cây cho gỗ tốt, cây ăn quả, nhưng cái bóng của nó cứ chở che mát rượi trong ký ức tâm hồn bao người dân Việt Nam.
-
Những ngày tháng Sáu có hôm trời thấp, từng đám mây bay là là, chân trời như rướn cao đón đợi những làn mây, từng cơn gió lướt qua mang theo hơi mát báo hiệu một cơn mưa dông sắp đến.
-
Quê ngoại tôi thuộc làng An Bình, nay là phường An Thới, TP.Cần Thơ. Thời còn thơ ấu, ngày hai buổi đến trường, sáng chiều nào tôi cũng đi ngang qua những hàng tre xanh từ đầu làng đến cuối xóm.
-
Có dịp đến vùng Đồng Tháp Mười, hẳn ai cũng sẽ ấn tượng với từng bè bông súng dập dìu trên mặt nước, mới thấy được hết nét đặc trưng của nơi được xem là “rốn lũ” miền Tây này.
-
Buổi sáng mùa hè, khi những tia nắng buông mình lan tỏa khắp đất trời soi rọi những giọt sương đêm óng ánh, phản chiếu màu hoa tim tím trên bụi cỏ ven đường. Tôi dừng bước ngắm nhìn mà ngỡ ngàng thầm nghĩ phải chăng hoa bằng lăng theo cơn gió lãng đãng đánh rơi màu tím mộng mơ lên những loài cây hoang dại.
-
Tôi từ thành phố về đến quê nhà ở Trung Nghĩa (Vĩnh Long) sau bao năm xa cách. Lòng tôi như dịu mát trong cái nóng mùa hè khi chốn thôn quê yêu dấu ngày nào giờ đổi thay nhiều quá: Đường liên ấp lót đan, trải nhựa thẳng tắp thuận tiện giao thông, nhà tường kiên cố ngày một nhiều chứng tỏ đời sống bà con ngày một tốt hơn…
-
Nhớ khi còn thơ bé, cứ đến ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch hằng năm là ông tôi - một nhà nho có tiếng ở làng lại sắm đồ về nhà để lễ. Ông tôi kể, theo sách xưa ghi thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan (mở đầu), Ngọ (giữa trưa), còn Dương (mặt trời) là khí dương. Tức là bắt đầu từ giữa trưa, lúc khí dương đang thịnh (mùng 5 tháng Năm âm lịch).
-
Cách nay khá lâu, hàng năm cứ đến ngày mùng 5 tháng Năm (Tết Đoan Ngọ) là bà con ở dọc theo các con sông lớn, sông cái đều chuẩn bi ngâm gạo, xay bột đổ bánh xèo ăn mừng ngày mùng 5 tháng Năm.
-
“Hồi đó, điên điển bạt ngàn, hái cỡ tàn điếu thuốc đã xâm xấp miệng cái rổ nhỏ (hơn nửa ký). Nay đất hoang hiếm như vàng, điên điển cũng thưa thớt theo. Hồi đó, khỏi cần rủ đã có cả đống trai tráng tấp vô hái phụ…”.