Huyện Trấn Yên

  • Là một trong những người sớm nhận ra tiềm năng kinh tế của việc nuôi gà đen, anh Cháng A Vàng ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã mạnh dạn tiên phong nuôi loài gà đen xì này và bước đầu cho kết quả khá khả quan. Loài gà bản địa của người Mông có đặc điểm kỳ lạ là 2 chân có 9 ngon, chân này 4 ngón thì chân còn lại có 5 ngón...
  • Nghề dâu tằm giờ đây không chỉ hiện diện ở huyện Trấn Yên mà lan rộng ra Văn Yên, Văn Chấn (Yên Bái). Mỗi ha trồng dâu nuôi tằm ở các xã Tân Đồng, Việt Thành, Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã cho thu nhập tới 200 triệu đồng/năm. Bình quân mỗi năm toàn huyện thu 500 tấn kén doanh thu 60 tỷ đồng, dự kiến năm 2020 đạt doanh thu 150 tỷ đồng.
  • Trên địa bàn xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (Yên Bái), mấy năm trở lại đây nổi lên một nhân vật hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của mọi người để chữa bệnh bằng những phương pháp phản khoa học... Nhân vật có nhiều hành vi vi phạm pháp luật ấy là bà Đỗ Thị Huệ, thường trú tại thôn 10, người tự xưng là "bác sỹ nhà trời”.
  • Tận dụng lợi thế về đất đai vườn đồi heo hút, ông Vũ Văn Mỹ ở Thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với trang trại 1.200m2 nuôi 20.000 con gà, mỗi tháng lão nông này có lãi 50 triệu đồng.
  • Không cam chịu đói nghèo, vợ chồng ông Nguyễn Quang Huy ở thôn Trúc Đình, xã Việt Thành huyện Trấn Yên (Yên Bái) có thu nhập 200 triệu/năm từ nghề nuôi hươu lấy nhung kết hợp với trồng dâu nuôi tằm, trồng cây ăn quả...
  • Nuôi 2 lứa gà thịt và khoảng 240.000 con gà Cao Khanh đã mang lại thu nhập 700 triệu/năm cho anh Đoàn Minh Tuấn ở thôn Thắng Lợi, xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái). Với gà thịt Cao Khanh, mỗi năm anh Tuấn nuôi 2 lứa, mỗi lứa 9.000 con. Sau 4 tháng nuôi, anh Tuấn xuất bán, mỗi con gà cho lãi ít nhất là 30.000 đồng/con.
  • Ở xã Minh Quán, thị trấn Cổ Phúc của huyện Trấn Yên (Yên Bái), các hộ nuôi gà quy mô lớn không sản xuất đơn lẻ mà liên kết với nhau thành Tổ hợp tác. Việc liên kết này thuận lợi cho việc vay vốn đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Bình quân mỗi Tổ hợp tác nuôi tổng đàn gà lên tới nửa triệu con và doanh thu mỗi năm 7-8 tỷ đồng.
  • Tuy ở miền rừng núi, nhưng anh Đoàn Văn Hưng, 1991, thôn 10, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã tìm được cách làm giàu ở nông thôn với mô hình chăn nuôi gà Phùng Dầu Sơn. Từ mô hình nuôi giống gà "lạ" này, mỗi năm anh Hưng đút túi tới 500 triệu đồng.