Không chỉ mang biểu tượng của một nét đẹp tín ngưỡng hào hùng, cây đa làng Trung Nha (Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội ) còn là nơi gửi gắm những ký ức từ thuở thơ bé tới khi trưởng thành của người dân nơi đây.
Đối với các tuyến đường sắt ở Việt Nam thì ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay) đóng một vai trò hết sức quan trọng. Ga Hàng Cỏ thực chất là nút trung tâm của toàn bộ hệ thống đường sắt Việt Nam từ xưa cho đến hiện nay.
Hàng ngày ta thấy nhiều người nhâm nhi vại bia, nhất là bia hơi Hà Nôi, nhưng bia "vào" Việt Nam khi nào và đặc biệt nhà máy bia hiện diện trên phố Hoàng Hoa Thám từ khi nào thì chắc không nhiều người biết.
Làng Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) từ lâu được coi là cái nôi của nghệ thuật thêu truyền thống. Tuy nhiên, việc giữ gìn nghề truyền thống của làng là vô cùng khó khăn khi nghệ nhân thêu tay khó làm giàu từ đường kim, mũi chỉ.
Những ngày xuân ngay sau Tết Canh Thân, đầu năm 1980, Hà Nội làm lễ khởi công để xây dựng cây cầu nhằm giảm tải cho cầu Long Biên. Cây cầu dự định xây khi ấy mang cái tên rất ấn tượng: "Cầu treo Mùa Xuân".
Ở Hà Nội ai cũng nghe và biết hồ Thiền Quang. Thiền Quang có nghĩa là "đạo sáng", ánh sáng của "thiền". Thời Pháp thuộc hồ có tên là hồ Hale (Halais), tên con phố cạnh nó (là phố Nguyễn Du ngày nay).
Với vai trò là Trung tâm Chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu, hầm chỉ huy tác chiến T1 như chứng nhân lịch sử trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh máy bay Mỹ.
Trong đợt Mỹ ném bom Hà Nội 1972, trung bình mỗi người ở lại thành phố có 8,1 chỗ trú ẩn. Hầm cá nhân thì ai cũng biết nhưng hầm chìm, "hầm lộ thiên" vẫn còn bí ẩn.
Nằm ngay cạnh khu chợ sầm uất bậc nhất Thủ đô Hà Nội, con ngõ Đồng Xuân nổi danh là “siêu ngõ ẩm thực” với những món ăn ngon, bổ, rẻ thu hút đông đảo những người sành ăn đất Hà thành.
Gần nửa thế kỷ trước, người dân Hà Nội xem World Cup qua băng thu, có trận đấu diễn ra cả năm trời rồi mới được phát trên truyền hình. Tròn 40 năm trước (năm 1982), người dân Thủ đô mới được xem trực tiếp World Cup qua tivi.