Nhiều đời nay, người dân trong làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội) đi qua kính cẩn, có nỗi oan khuất hay ấm ức đều chắp tay khấn cầu trước “Ngài chó đá” để được giải tỏa.
Hổ được coi là "chúa sơn lâm", một biểu tượng của sự hùng cường, thể hiện sức mạnh. Từ hình ảnh “chúa tể rừng xanh”, không ít nghệ sĩ đã sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Một trong số đó phải kể đến dự án “Nhâm Nhi Dần” của họa sĩ Lê Huy.
Hà Nội từ thời Pháp chiếm đóng đã xuất hiện nghề đánh giày. Nhưng đến thập kỷ 1960-1970, Thủ đô sống trong bao cấp, mọi chế độ đều bằng tem phiếu, nên người dân ngoài giờ làm việc chỉ còn biết toan tính cơm áo gạo tiền, hầu như không có lúc nào mà nghĩ đến ngoại hình của bản thân, giày da thì càng xa xỉ...
Gần 30 năm nay, nhiều người dân phường Trương Định (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều biết đến một người Tổ trưởng "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" gương mẫu, lo toan việc lớn, việc nhỏ của tổ dân phố dù tuổi đã "xưa nay hiếm".
Người ta ăn phở chỉ dùng đũa, tuyệt đối không dùng thìa. Khách đa phần là cánh thợ thuyền, xích lô, ba gác, người đi chợ sớm, nên giá bát phở cũng bình dân, chỉ độ 2 hào/bát, nhưng chất lượng thơm ngon, đi từ xa đã thấy dậy mùi.
Đặt chân đến làng Đa Chất (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội), để ý các cụ cao niên nói chuyện, có lẽ bạn sẽ nghĩ mình bị lạc vào làng một dân tộc thiểu số. Bởi lẽ, làng Đa Chất có một "ngôn ngữ" riêng gọi là "Tõi Xưỡn" phát sinh từ nghề làm cối tre xay thóc đã hàng nghìn năm nay.
Ở Hà Nội có một ngôi làng nức tiếng với nghề độc nhất vô nhị là "thêu áo cho vua" tại Đông Cứu (Thường Tín). Đến nay, nghề thủ công truyền thống của làng vinh dự được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Chiếc nón lá thân quen với người phụ nữ Việt Nam bao đời nay tưởng chừng như dễ làm, nhưng về làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội) nơi tổ nghề của nón lá mới thấy nhiều công đoạn tỉ mẩn đến mức nào.
Trong những năm tháng thiếu thốn, khó khăn vì đất nước còn chiến tranh, hai miền chia cắt, người Hà Nội vẫn bình thản, thương yêu nhau, sống vô tư, mọi sinh hoạt vẫn êm đềm…
Những ngày Hà Nội trở mình, tiết trời cuối thu dịu dàng, không khí trong lành. Khi trời sẩm tối, cơn gió se lạnh tràn về thành phố cũng là lúc mùi hoa sữa nồng nàn đặc trưng toả hương.
Hiện nay ở Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội) vẫn còn ngôi mộ tóc, móng chân, móng tay của Nguyễn Trãi nằm trên đống Bảng (1 trong 99 đống thiêng ở Nhị Khê).
Ngôi làng được nhắc đến không phải là một mà là sáu ngôi làng thuộc xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội. Năm 2018, xã Hồng Vân đã trở thành "Điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh" thành phố Hà Nội.
Với dáng vẻ thư sinh, cặp kính cận luôn thường trực nhưng ít ai biết, Trung tá Lê Minh Hải – Chỉ huy 1 Đội nghiệp vụ của Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Hà Nội cũng là một khắc tinh của tội phạm.