Khó quản lý logo nhận diện GAP

Thứ tư, ngày 19/12/2012 09:24 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Dù đã nhiều lần đề cập làm logo nhận diện để tạo thuận lợi hơn khi sản phẩm GAP ra thị trường, tuy nhiên, đến nay, câu chuyện này vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thể thực hiện.
Bình luận 0

Thạc sĩ Lê Thanh Tùng (ảnh) - chuyên viên Cục Trồng trọt cho biết: Trên thực tế hiện nay, nếu chỉ mới sản xuất theo GAP không thôi thì chưa thể bắt người tiêu dùng mua đắt hơn so với bình thường. Tuy nhiên, một khi sản phẩm GAP đã có thương hiệu, lại đảm bảo chất lượng tốt chắc chắn người tiêu dùng sẵn sàng mua với giá cao hơn.

Hơn nữa, sản lượng sản phẩm GAP hiện nay cũng chưa nhiều nên chưa thể tham gia xuất khẩu với những đơn hàng số lượng lớn. Nhưng khi diện tích GAP tăng lên, sản lượng đủ lớn cùng với việc xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm, nông dân nhất định không lo ế hàng.

img
 

Các chuyên gia ngành nông nghiệp cũng như Bộ NNPTNT đã nhiều lần đề cập đến việc dán logo cho sản phẩm GAP, nhưng đến nay việc này vẫn chưa thực hiện được, vì sao?

- Việc dán tem nhận dạng cho sản phẩm GAP là cần thiết. Mới đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng cũng đã khẳng định rằng phải làm logo cho sản phẩm GAP và cấp kinh phí cho Cục Trồng trọt tiến hành thiết kế logo. Đến nay việc này vẫn đang được xúc tiến, chúng ta đang rất thận trọng trong việc đưa ra logo nhận diện sản phẩm GAP. Nếu chỉ đưa ra tem nhận diện không thôi thì dễ, nhưng quản lý việc sử dụng tem đó để dán lên sản phẩm như thế nào thì không hề đơn giản. Nếu không quản lý tốt, vô tình sẽ tạo cơ hội cho những đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng gây hại cho nông dân.

Ngoài việc dán tem sản phẩm, Cục Trồng trọt có kế hoạch gì cho công tác truyền thông, quảng bá cho sản phẩm GAP để người tiêu dùng biết?

- Đi đôi với việc hỗ trợ nông dân sản xuất GAP thì việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm an toàn do nông dân làm ra đang là khâu hạn chế nhất hiện nay. Trong thời gian tới, bên cạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, Bộ NNPTNT đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Y tế cùng phối hợp để từng bước tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm an toàn ở trong nước.

Trước mắt, cần quy định bắt buộc một số khu vực như siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, các cửa hàng bán lẻ, tổ chức cá nhân chế biến xuất khẩu... phải tiêu thụ sản phẩm an toàn, có địa chỉ, nguồn gốc, tiến tới bắt buộc tất cả các đối tượng khác tham gia buôn bán, kinh doanh sản phẩm GAP.

Xin cảm ơn ông!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem