|
Một cảnh trong phim “Lều chõng” với hai nhân vật - chị em Ngọc và Bích.] |
Bức tranh văn hoá Việt
Nhà văn Lê Ngọc Minh- người chuyển tiểu thuyết “Lều chõng” thành kịch bản phim cho biết ông thực sự đam mê cuốn tiểu thuyết này vì tác giả của nó đã viết bằng tất cả sự uyên bác của một nhà văn hoá.
Cuốn tiểu thuyết đã tái hiện văn hóa Việt Nam như một bức tranh với đầy đủ cảnh sắc, từ những cảnh quan trường, trường thi ngày xưa, rồi cảnh vinh quy bái tổ, “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”… và đa dạng nhất là cuộc sống của làng quê đồng bằng Bắc bộ thủa xưa.
Kể về quá trình tìm tư liệu để dựng kịch bản, nhà biên kịch cho biết ông đã phải vào tận Thanh Hóa, xem lại vết tích của những trường thi ngày xưa, gặp các nhà nghiên cứu như ông Trịnh Công Vũ… Để tránh các lỗi ngờ nghệch của một số phim truyền hình dã sử hiện nay, ông Minh tâm sự: “Thực ra thì cũng có hai cách viết, một cách là có đủ tiền để làm hết mình, hai là ít tiền nhưng vẫn làm hay được.
Về diễn viên đóng thầy khóa Vân Hạc và tiểu thư Ngọc – một cặp đôi đẹp trong phim, đạo diễn bật mí rằng anh đã chọn một diễn viên đóng Vân Hạc, quay 1 – 2 hôm thì quyết định thay bằng Nguyễn Chí Trung, người từng tham gia vai phụ trong “Người đàn bà mộng du” của anh trước đây. Còn vai Ngọc, đạo diễn giao cho Thu Trang, 22 tuổi, từng là diễn viên múa.
Tôi đã chọn cách thứ hai bởi có thể học được bài học đó từ phim truyền hình Trung Quốc. Mình không nhiều tiền để làm phim nên phải ước lượng, tiết chế ngay từ khi viết kịch bản, những bối cảnh khó dựng, hoặc quá hoành tráng như trường thi, dinh tổng đốc thì kịch bản vẫn có thể “liệu cơm gắp mắm”.
Với đạo diễn Nguyễn Thanh Vân- người đã rất thành công với đề tài phim chiến tranh và hậu chiến, việc dựng “Lều chõng”- tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố thành phim truyền hình dài tập là một thử thách thú vị.
Đạo diễn Thanh Vân cho biết khi làm phim, ông cũng có điều kiện mở mang kiến thức về khoa cử, về lịch sử. Kịch bản phim về cơ bản, không khác với nội dung truyện, nhưng trong phim, đoàn phim đã phục dựng những nét sinh hoạt, phong tục thời trước như lễ tơ hồng, lễ vinh quy bái tổ. Đạo diễn rất hy vọng khán giả trẻ có thể cảm thấy hứng thú khi tìm hiểu văn hoá, phong tục của người Việt thông qua một số trường đoạn trong phim.
Đạo diễn Huy Thành- thành viên Ban giám khảo phim truyền hình ở giải Cánh diều Vàng 2009 cho biết: “Khi xem “Lều chõng” tôi đã thực sự bị thuyết phục bởi sự công phu trong việc phục dựng bối cảnh phim và lựa chọn dàn diễn viên trong phim của đạo diễn.
Về bối cảnh, toàn bộ chuyện phim xảy ra cách đây 1 thế kỷ nhưng phục trang, khung cảnh đều được làm lại rất “sạch sẽ” và bài bản thể hiện sự tìm tòi, học hỏi rất nghiêm túc của tập thể tác giả. Phim rất xứng đáng nhận được giải Vàng cho đạo diễn và giải Bạc cho phim”.
Tình yêu và khoa cử
“Lều chõng” đề cập đến một vấn đề khá nóng bỏng từ xưa đến nay, đó là chuyện thi cử, thực học và hư danh, chuyện sử dụng nhân tài, những điều này nhà văn Ngô Tất Tố viết ra từ đầu thế kỷ XX đến bây giờ vẫn còn rất thời sự.
Lồng trong câu chuyện về khoa cử là câu chuyện tình của những người con trai con gái trong xã hội phong kiến thời Nguyễn. Vẫn còn lệ thuộc bởi chuyện lễ giáo nhưng le lói trong tình yêu của cô Ngọc- con gái thầy đồ Vân Trình đã xuất hiện đôi chút khát vọng được tự do.
Ngọc được hứa gả cho thầy khóa Đằng Long nhưng gia đình anh chàng này bội ước vì nghĩ cô xinh đẹp quá sẽ gặp cảnh "hồng nhan bạc mệnh". Khi nhìn thấy cảnh Đằng Long đỗ ông Nghè, chễm chệ trên lọng xanh cùng cô gái khác, Ngọc về ốm thập tử nhất sinh.
Nhưng sau đó Ngọc lại được mai mối cho Vân Hạc - nho sinh nức tiếng trong vùng. Vân Hạc ở rể bên nhà cô Ngọc. Ngày ngày chàng dùi mài kinh sử, trong khi người vợ hiền chăm chỉ dệt vải, Ngọc luôn nuôi ước mơ chồng đỗ tiến sĩ và cô trở thành bà thám hoa. Không ngờ, dù Vân Hạc là một nho sinh tài năng nhưng vì văn chương anh quá phóng khoáng nên mấy lần thi đều bị đánh trượt. Cuộc đời Ngọc vì thế mà cũng lận đận theo chồng...
Quỳnh Thu
Vui lòng nhập nội dung bình luận.