Khởi công xây dựng "Điểm trường mơ ước" tại Thanh Hóa

Bảo Yến Thứ sáu, ngày 22/07/2022 06:55 AM (GMT+7)
Sáng nay, Điểm trường Khu Cơn thuộc Trường Mầm non Yên Thắng (xã Yên Thắng, Lang Chánh, Thanh Hóa) sẽ được khởi công xây dựng.
Bình luận 0

Sáng nay (ngày 22/7), Báo NTNN/Điện tử Dân Việt phối hợp với Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup khởi công xây dựng điểm trường mầm non Khu Cơn.

Theo kế hoạch, Điểm trường Khu Cơn sẽ được xây dựng với 2 phòng học với tổng trị giá 600 triệu đồng.

Khởi công xây dựng "Điểm trường mơ ước" tại Thanh Hóa - Ảnh 1.

Điểm trường Khu Cơn sẽ được xây dựng với 2 phòng học với tổng trị giá 600 triệu đồng. Cô trò điểm trường Khu Cơn đang phải học nhờ tại lớp học của cấp Tiểu học. Ảnh: NVCC

Điểm trường mầm non Khu Cơn là điểm khó khăn nằm trên bản đồng bào dân tộc Thái (xã Yên Thắng). Đây là xã đặc biệt khó khăn giáp với biên giới.

Từ điểm trường chính muốn vào đến điểm Khu Cơn, các cô giáo phải trải qua chặng đường 4Km – 5Km đường đất. Những ngày nắng, cô giáo có thể đi vào điểm trường bằng xe máy, thế nhưng, những ngày mưa, đường trơn trượt, quãng đường này các cô phải đi bộ.

Sắp khởi công xây dựng "Điểm trường mơ ước" tại Thanh Hóa - Ảnh 2.

Khoảng đất trống này sẽ được xây dựng để làm điểm trường Khu Cơn. Ảnh: NVCC

Trao đổi với Dân Việt, cô Lê Thị Phượng - Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Thắng cho biết, điểm Khu Cơn là một trong 6 điểm trường lẻ của nhà trường. Năm học 2021 – 2022, điểm trường này có một lớp ghép 18 cháu độ tuổi từ 3 tuổi - 5 tuổi và phải học nhờ phòng học của Trường Tiểu học Yên Thắng. Hiện nay, còn hơn 15 cháu nhà trẻ chưa có phòng lớp học để huy động ra lớp. Dự kiến, năm học 2022 - 2023, điểm trường này sẽ đón khoảng 30 học sinh.

"Đường vào điểm Khu Cơn đi lại khó khăn, địa hình phức tạp. Cô trò tại điểm trường đang phải học nhờ lớp học của cấp Tiểu học. Thế nhưng, lớp học này đã được xây dựng từ năm 2003 – 2004 nên đã xuống cấp. Vì học nhờ nên điểm chưa có điều kiện để cho trẻ ăn bán trú. Bàn ghế lớp học cũng là bàn ghế nhựa cũ giòn, bàn nọ ghế kia, không đồng bộ.

Người dân nơi đây chủ yếu làm nghề nông, có những hộ dân mùa giáp hạt vẫn thiếu ăn vì ruộng không đủ. Người dân quan tâm đến việc học tập của con nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên phải để con cho ông bà để đi làm ăn xa. Vì vậy, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình cũng có những khó khăn" – Cô Phượng cho biết.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem