Khống chế dịch Covid-19 trong khu công nghiệp: “3 tại chỗ” phòng dịch và duy trì sản xuất

Diệu Linh Thứ hai, ngày 07/06/2021 06:30 AM (GMT+7)
Bắc Giang, Bắc Ninh là 2 tỉnh có số mắc Covid-19 lớn nhất cả nước trong thời điểm hiện nay. Số ca mắc tăng vọt trong khu công nghiệp khiến cho việc sản xuất ngừng trệ. Khống chế dịch, đưa doanh nghiệp trở lại sản xuất là mục tiêu gấp rút của 2 tỉnh.
Bình luận 0

Vừa chống dịch, vừa sản xuất

Khống chế dịch Covid-19 trong khu công nghiệp: “3 tại chỗ” phòng dịch và duy trì sản xuất - Ảnh 1.

Công nhân tại KCN Bắc Ninh được bố trí chỗ nghỉ hợp lý ngay trong nhà máy để duy trì sản xuât. Ảnh: BYT

"Dù tôi có con nhỏ nhưng tôi vẫn thu xếp gửi con để được quay trở lại làm việc. Ở công ty, chúng tôi được sắp xếp chỗ ăn ngủ, được miễn phí 3 bữa ăn, mỗi ngày còn được công ty hỗ trợ thêm 100.000 đồng".

Chị Nguyễn Thị Luyện

Nhà máy Công ty Fuyu thuộc Tập đoàn Foxconn – Đài Loan (Tập đoàn Hồng Hải) đóng tại Khu công nghiệp (KCN) Quang Châu (Việt Yên, Bắc Giang), là doanh nghiệp (DN) đứng trong top 500 DN toàn cầu, chuyên sản xuất linh kiện cho Apple. Hiện nay, nhà máy Công ty Fuyu đã hoạt động trở lại. 

WHO đánh giá cao sáng kiến Quỹ Vaccine của Việt Nam

Quỹ Vaccine phòng Covid-19 được phát động vào ngày 31/5 và chính thức ra mắt vào tối 5/6. Với sáng kiến Quỹ Vaccine phòng Covid-19, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đánh giá cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của nhân dân trong cuộc chiến chống "giặc Covid-19".

Tiến sĩ Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam - cho biết, việc huy động các nguồn lực để nâng cao khả năng tiếp cận vaccine Covid-19 của Chính phủ Việt Nam rất kịp thời, phù hợp với sáng kiến vaccine toàn cầu. Chính phủ Việt Nam rất nỗ lực để huy động nguồn lực từ ngân sách nhưng thực tế vẫn cần nhiều nguồn lực hơn nữa. Việc Chính phủ quản lý và sử dụng công bằng, hiệu quả nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp tư nhân sẽ mang lại giá trị mới cho chiến lược ứng phó với Covid-19.

img

Đại diện các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trao ủng hộ Quỹ Vaccine phòng Covid-19. Dương Giang/TTXVN

"Chính sự đoàn kết này sẽ giúp Việt Nam chấm dứt đại dịch. Hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục là một ví dụ cho cách tiếp cận toàn dân trong việc kết thúc đại dịch" - Trưởng đại diện WHO nhấn mạnh. Đồng quan điểm, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra cho rằng: "Đây là một sáng kiến hay, là điều Liên Hợp Quốc đã ủng hộ trong nhiều tháng nay".

Dưới góc độ của Liên Hợp Quốc, ông Kamal Malhotra cho rằng chỉ nên có một quỹ ở tầm quốc gia, đặt dưới dự giám sát tổng thể và sự chỉ đạo của Chính phủ, thay vì có nhiều quỹ cạnh tranh nhau. Dịch Covid-19 được coi là điều chưa có tiền lệ trong 1 thế kỷ qua, là tình huống khẩn cấp quốc gia cho bất cứ thể chế nào. Chỉ có Chính phủ mới đủ tầm và năng lực điều phối quỹ này.

Chia sẻ về sáng kiến thành lập Quỹ Vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho rằng, việc lập quỹ là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể ứng phó với dịch Covid - 19 của Việt Nam. Đồng thời, Đại sứ tin tưởng, trong chiến lược này, Chính phủ Việt Nam đóng vai trò then chốt trong việc huy động và kết nối các nguồn lực.

Đến 22 giờ ngày 5/6, tổng số tiền các tổ chức, doanh nghiệp, bộ ngành, địa phương đóng góp cho quỹ là 6.600 tỷ đồng và 17 tỷ tiền đóng góp nhận được qua tin nhắn.

TTXVN

Có khoảng khoảng 3.000 công nhân (trong tổng số 12.000 công nhân) đang làm việc cho 3 nhà máy của Foxconn ở KCN Quang Châu, Vân Trung và Bắc Ninh. Hiện tất cả đều ở khép kín trong các ký túc xá của công ty, và được xe đưa đón hàng ngày. Lãnh đạo DN cũng cho biết, mỗi tuần nhà máy đều xét nghiệm cho tất cả cán bộ, công nhân đang làm việc tại nhà máy, đã tiến hành được 3 lần.

Tuy nhiên, lãnh đạo này cho biết, số lượng công nhân đang rất thiếu, và mong muốn nhanh chóng đưa các công nhân đang ở trong các khu cách ly trở lại làm việc, vừa giảm tải cho các khu cách ly, vừa đảm bảo chăm sóc tốt và giúp DN ổn định hoạt động.

DN rất cảm ơn tỉnh đã thành lập các tổ hỗ trợ DN giải quyết nhiều vướng mắc và cam kết tuân thủ chặt mọi quy định để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Lãnh đạo DN cũng mong muốn sớm được tiêm vaccine Covid-19 cho toàn bộ người lao động ngay sau khi có kết quả xét nghiệm. Tại buổi kiểm tra hoạt động DN, ngày 5/6, ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã đi kiểm tra một số phân xưởng sản xuất và khu nhà ăn, khu nhà cách ly tạm thời đã được chuẩn bị sẵn để đón công nhân về. Ông Dương tỏ ra hài lòng với những sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho người lao động với việc phân tách, giãn cách sản xuất bằng màng ngăn, cũng như nhiều hạng mục khác để đảm bảo an toàn phòng chống dịch của công ty.

Còn tại Nhà máy Silex (KCN Quang Châu), lãnh đạo DN cho biết gặp khó khăn khi nhiều công nhân "sợ" quay trở lại. Một số khác lại phải chờ xác nhận từ huyện, xã mới được vào nhà máy.

Sau khi đi kiểm tra nhiều phân xưởng sản xuất, khu nhà ở tạm cho công nhân…, ông Dương khẳng định: "Các DN đã có nhiều nỗ lực để đảm bảo an toàn cho lao động, phòng chống dịch Covid-19. Lãnh đạo tỉnh sẽ lắng nghe và giải quyết các vướng mắc để các nhà máy sớm hoạt động trở lại, tuy nhiên DN phải cam kết vừa sản xuất, vừa phải đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động, đặt nhiệm vụ phòng chống dịch lên mức cao nhất".

Cho lao động ăn ngủ tại DN

Tổ chức cho người lao động sản xuất và ăn ngủ ngay tại chỗ làm là chưa từng có "tiền lệ" ở Bắc Ninh. Trước đó, theo Kết luận số 56/TB-UBND ngày 26/5/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh, cho phép các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ triển khai cho người lao động ăn ở và làm việc tại nhà máy kể từ 2/6.

Ông Bùi Hoàng Mai - Trưởng Ban quản lý các KCN Bắc Ninh cho biết, hiện có hơn 550 DN hoàn thiện và gửi phương án, kế hoạch bố trí cho người lao động ăn, ở và làm việc lại tại công ty.

Theo ông Mai, hầu hết các DN đều cố gắng hết sức để đảm bảo nơi ăn, chốn ngủ cho người lao động được chu đáo. Chỉ khi DN có ký túc xá tạm thời cho người lao động nghỉ lại thì tỉnh mới cho DN hoạt động trở lại.

Khống chế dịch Covid-19 trong khu công nghiệp: “3 tại chỗ” phòng dịch và duy trì sản xuất - Ảnh 5.

1 số “ký túc xá” tại doanh nghiệp cho các công nhân ngủ nghỉ ở các KCN ở Bắc Ninh. Ảnh: BYT

Ông Shim Chul Woo-Tổng Giám đốc một Công ty thuộc KCN Quế Võ cho biết, để sớm đưa DN trở lại sản xuất, ngay khi có chủ trương của tỉnh, Công ty đã sắp xếp, dành không gian nơi ở, mua đồ dùng cần thiết, thiết lập nhà tắm, nhà vệ sinh cho công nhân nghỉ lại ngay nơi làm việc.

Chị Nguyễn Thị Luyện-nhân viên văn phòng một Công ty thuộc KCN VSIP (Bắc Ninh) chia sẻ, chị vui mừng được trở lại làm việc, dù phải ăn ngủ ngay tại công ty, dù hơi bất tiện nhưng đây là biện pháp tốt để tránh dịch lây lan ra cộng đồng, đồng thời đời sống của công nhân cũng sớm ổn định khi được làm việc trở lại.

"Dù tôi có con nhỏ nhưng tôi vẫn thu xếp gửi con để được quay trở lại làm việc. Ở công ty, chúng tôi được sắp xếp chỗ ăn ngủ, được miễn phí 3 bữa ăn, mỗi ngày còn được công ty hỗ trợ thêm 100.000 đồng"- chị Luyện chia sẻ.

Bắc Ninh là trung tâm của các tỉnh phía Bắc về sản xuất công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực điện tử, viễn thông. Theo thống kê, các KCN Bắc Ninh thu hút hơn 1.100 DN hoạt động, với hơn 320.000 lao động, trong đó lao động ngoại tỉnh chiếm 75%.

"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ".


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem