Tại Việt Nam, hồi giữa tháng 6/2022, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, dịch CGC vẫn tiếp tục được ghi nhận trên đàn gia cầm nên tiềm ẩn nguy cơ lây lan trên phạm vi rộng và có nguy cơ lây nhiễm sang người.
Tại hội nghị tổng kết Dự án "Giám sát cúm gia cầm và các bệnh chung khác ở góc độ tương tác giữa người và động vật tại Việt Nam giai đoạn 2017-2022, do Bộ NNPTNT tổ chức đầu tháng 9/2022, ông Bryan Kim - Phó Giám đốc quốc gia Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) tại Việt Nam, cho rằng tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, các loại virus cúm gia cầm (CGC)như cúm A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8 vẫn tiếp tục gây ốm, chết trên đàn gia cầm, gây tổn thất lớn về kinh tế và gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh sang con người.
Cục Thú y (Bộ NNPTNT) đề nghị: Khuyến khích người dân áp dụng phương thức chăn nuôi an toàn sinh học nhằm bảo vệ đàn gia cầm không bị các loại dịch bệnh xâm nhập.
Còn Viện Nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc mới đây đã xác định một cách có hệ thống nguồn gốc, sự tiến hóa và lây truyền của virus H5N1 gây dịch cúm gia cầm trên khắp thế giới vào thời điểm cuối năm 2020. Nghiên cứu của việ này cho thấy virus H5N1 bùng phát ở Hà Lan hồi tháng 10/2020 là tái tổ hợp của virus cúm gia cầm H5N8 với các chủng cúm H1N1 và H3N8.
Tại Việt Nam, hồi giữa tháng 6/2022, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, dịch CGC vẫn tiếp tục được ghi nhận trên đàn gia cầm nên tiềm ẩn nguy cơ lây lan trên phạm vi rộng và có nguy cơ lây nhiễm sang người.
Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã giao Bộ NNPTNT nghiên cứu báo cáo của Bộ Y tế; chủ động phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan và các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh CGC; tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh CGC xâm nhập, không để bùng phát dịch bệnh CGC ở Việt Nam. Bộ Y tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh CGC; tổ chức xây dựng phương án, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hạn chế nguy cơ dịch bệnh CGC lây lan sang người và không để bùng phát dịch trong cộng đồng.
Để hạn chế nguy cơ tái phát dịch và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch CGC, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) đã đề nghị các địa phương cần thực hiện một số biện pháp phòng chống dịch:
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho mọi người dân hiểu rõ về sự nguy hại của dịch CGC để họ tự bảo vệ đàn gia cầm của mình, khi phát hiện gia cầm mắc bệnh phải báo cho chính quyền và cán bộ thú y cơ sở. Đồng thời khi nuôi mới hay tái đàn phải báo cáo với cơ quan thú y về số lượng để cấp sổ theo dõi tổng đàn và thời gian tiêm phòng. Bên cạnh đó định kỳ tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, in phát tờ rơi, tập huấn để người dân tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch không để dịch tái phát và lây lan, không lơ là chủ quan, phòng dịch CGC lây sang người.
- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch CGC đến tận hộ, thôn xã; giám sát chặt chẽ việc ấp nở, chăn nuôi gia cầm, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ấp nở gia cầm, chăn nuôi thủy cầm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát không để gia cầm không rõ nguồn gốc đưa vào địa phương mình làm lây lan dịch bệnh; nghiêm cấm các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm bị bệnh.
- Thực hiện tốt công tác khử trùng tiêu độc chuồng trại, đặc biệt là khử trùng tiêu độc các ổ dịch cũ, các tụ điểm tập trung gia cầm, điểm giết mổ tập trung, những nơi chăn nuôi gia cầm có mật độ cao.
- Tổ chức giám sát lâm sàng, lấy mẫu giám sát virus tại các địa bàn có nguy cơ cao, kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để khi có ổ dịch CGC.
- Phải tiêm phòng vaccine, tiêm phòng đúng quy trình, đủ liều theo quy định của ngành thú y; tăng cường tiêm phòng vaccine bổ sung cho đàn gia cầm nuôi mới trong diện tiêm phòng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.