Kiên Giang: Nhiều xã "vượt chuẩn" nông thôn mới

Thiên Thiên - Chúc Ly Chủ nhật, ngày 03/11/2019 18:20 PM (GMT+7)
Nhờ sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh Kiên Giang, sau 10 năm tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn của tỉnh ngày càng khởi sắc. Hiện tỉnh có 64 xã và 1 huyện đạt chuẩn NTM, mức sống người dân được nâng lên đáng kể.
Bình luận 0

64 xã đạt chuẩn NTM

Qua 10 năm xây dựng NTM, diện mạo nông thôn các xã trên địa bàn tỉnh đều có sự chuyển biến đáng kể. Hiện nay, các xã đều đạt từ 9 tiêu chí trở lên, không còn xã dưới 5 tiêu chí. Các tiêu chí cơ bản đều đạt, vượt so với kế hoạch của tỉnh, cao hơn so với mức hoàn thành của cả nước và vùng ĐBSCL.

img

Mô hình trồng khóm ở xã Bình An (huyện Châu Thành) mang lại thu nhập tốt cho người dân tại địa phương. Ảnh: Thiên Thiên

Hệ thống giao thông có 103/117 xã hoàn thành, hơn đạt 88%, tăng 31% so với năm 2015. Hệ thống điện được đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp, đã có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt cho vùng lõm, vùng sâu, vùng xa, đảo Phú Quốc, Kiên Hải và xây dựng các trạm phát điện trên các đảo, nâng số xã có điện sinh hoạt đạt 100%.

Nhờ sự linh hoạt sử dụng nguồn vốn của các cấp, các ngành, ưu tiên xây dựng nông thôn, giảm nghèo, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất, văn hóa, công trình thủy lợi… ngày càng được đầu tư đồng bộ đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

img

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn hiện đạt 46,2 triệu đồng/người/năm, tăng 1,57 lần so với năm 2015 (29,5 triệu đồng)

Từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tỉnh Kiên Giang đã huy động hơn 29.000 tỷ đồng đầu tư, hỗ trợ các địa phương xây dựng NTM. Trong đó, vốn T.Ư hỗ trợ trực tiếp cho chương trình là hơn 1.000 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 2.000 tỷ đồng, vốn huy động doanh nghiệp hơn 1.900 tỷ đồng, còn lại là vốn vay tín dụng và các nguồn khác.

Hiện toàn tỉnh có 64/117 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm 54,7% (bình quân chung cả nước là 50,8%), có huyện Tân Hiệp đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, Kiên Giang là một trong 4 tỉnh của vùng ĐBSCL có tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM vượt mục tiêu đề ra.

Thu nhập 57 triệu đồng/người/năm

Là huyện biên giới, điều kiện khó khăn, huyện Giang Thành xác định xây dựng NTM cần tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, liên kết sản xuất. Đồng thời, chú trọng thương mại dịch vụ, tạo điều kiện để nhân dân huyện thoát nghèo bền vững. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Giang Thành đạt 43,6 triệu đồng/năm.

Bên cạnh xây dựng hạ tầng nông thôn, tỉnh còn tập trung xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất. Đồng thời, ngành nông nghiệp quan tâm chuyển giao giống mới, kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… cho nhiều nông dân. Nhiều cánh đồng lớn, vùng nuôi tôm tập trung quy mô lớn theo phương pháp thâm canh và từng bước bền vững về môi trường sinh thái; phát triển hình thức nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp, nuôi cá lồng bè... Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đến nay đạt 46,2 triệu đồng/người/năm, tăng 1,57 lần so với năm 2015 (29,5 triệu đồng). Trong đó, địa phương có thu nhập bình quân khu vực nông thôn cao nhất là huyện Kiên Lương, đạt 57 triệu đồng/người/năm.

Phát biểu tại buổi hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng NTM, ông Đỗ Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu, đến cuối năm 2019, 8 xã đã đăng ký cố gắng đạt chuẩn NTM và nỗ lực đạt chuẩn ít nhất 1 huyện. Từng huyện phải xây dựng kế hoạch thực hiện sát với thực tế địa phương, có lộ trình thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá kịp thời. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nhưng lại bị rớt tiêu chí.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem