Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)

Hải Đăng Thứ hai, ngày 04/09/2023 19:11 PM (GMT+7)
Làng cổ Vạn Phúc (quận Hà Đông) nằm bên dòng sông Nhuệ, cách trung tâm TP Hà Nội hơn 10km không chỉ nổi tiếng về nghề truyền thống dệt lụa, mà còn là một miền quê giàu có về di tích lịch sử, là nơi có truyền thống cách mạng, nơi Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946.
Bình luận 0

Làng cổ Vạn Phúc, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19-12-1946.

Di tích Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12-1946 tại phường Vạn Phúc là một trong 14 địa điểm thuộc hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta. Di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1975, hiện do Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội trực tiếp quản lý.

Chủ của ngôi nhà là ông Nguyễn Văn Dương làm nghề dệt lụa, nhà xây hai tầng năm 1941-1942, được giữ gìn nguyên trạng làm khu vực chính Nhà lưu niệm Bác Hồ. Bên phải và bên trái ngôi nhà chính là hai dãy nhà ngang, mỗi dãy 3 gian, trước đây đặt khung cửi, đồ dùng của gia đình, nay được sửa chữa, nâng cấp trần và nền; dãy bên phải là phòng khách thường xuyên đón tiếp nhân dân, khách trong nước và ngoài nước tới thăm; dãy bên trái là phòng trưng bày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Vạn Phúc.

Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)  - Ảnh 2.

Toàn cảnh ngôi nhà ở làng cổ Vạn Phúc, nơi Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946.

Tầng hai, trưng bày phục nguyên như khi Bác ở và làm việc. Căn phòng nhỏ bên trái có diện tích chưa đầy 12m2 vẫn còn đó chiếc giường gỗ dẻ quạt đơn sơ Bác nằm, chiếc gối gỗ sơn màu huyết dụ. Kề bên giường là bàn làm việc, chân con tiện, trên bàn là chiếc đèn dầu hỏa, trang bản thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Hơn 70 năm trải qua những biến động lịch sử, căn phòng nơi Bác viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vẫn còn được giữ gìn, bảo vệ tốt các di vật căn phòng còn ấm hơi Người. 

Trong lần trưng bày này, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã bổ sung trưng bày giới thiệu tới công chúng gần 100 tài liệu, hiện vật Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng trong thời gian Người ở và làm việc tại Vạn Phúc.

Nhà di tích còn lưu giữ hiện vật liên quan đến gia đình ông Nguyễn Văn Dương; về truyền thống yêu nước, cách mạng, nghề làm thuốc bắc lâu đời của gia đình ông Nguyễn Văn Dương-vừa để khám, chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng, vừa là nơi các cán bộ cách mạng ngụy trang che mắt địch lấy cớ đến khám, chữa bệnh để hội họp giao nhận thông tin liên lạc.

Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)  - Ảnh 3.

Chủ của ngôi nhà là ông Nguyễn Văn Dương làm nghề dệt lụa, nhà xây hai tầng năm 1941-1942, được giữ gìn nguyên trạng làm khu vực chính Nhà lưu niệm Bác Hồ.

Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)  - Ảnh 4.

Ban thờ Bác Hồ ở ngay chính giữa tầng 2 của ngôi nhà.

Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)  - Ảnh 5.

Bộ bàn ghế mây, là nơi Bác Hồ thường xuyên họp bàn với các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng để thảo luận kế sách kháng chiến; đặc biệt là cuộc họp Ban chấp hành Trung ương mở rộng.

Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)  - Ảnh 6.

Mắc áo Bác Hồ sử dụng để treo quần áo, mũ, khăn trong thời gian Người làm việc tại đây.

Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)  - Ảnh 7.

Hiện, chiếc giường và bàn làm việc của Người vẫn con được lưu giữ cẩn thận tại nhà di tích.

Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)  - Ảnh 8.

Tại đây, ngày 18 và 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước, đề ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” do Người soạn thảo.

Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)  - Ảnh 9.

Chiếc đèn và cây bút Người sử dụng trong thời gian làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương.

Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)  - Ảnh 10.

Chiếc tủ sách được Bác Hồ sử dụng để tài liệu, sách.

Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)  - Ảnh 11.

Nhiều vật dụng từng được Bác Hồ sử dụng vẫn được lưu giữ và bản quản tới ngay nay tại nhà di tích ở làng Vạn Phúc.

Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)  - Ảnh 12.

Năm 1975, nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12/1946 tại Vạn Phúc, Hà Đông được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng tại Quyết định số 09/VH/QĐ-BVHTT ngày 21/02. Bản gốc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia ngày 01/10/2012, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Làng cổ Vạn Phúc: Về nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Bài cuối)  - Ảnh 13.

Vạn Phúc, Hà Đông được coi là “phên dậu” cửa ngõ phía Tây Nam Thủ đô; Là địa bàn chiến lược quan trọng nối liền giao thông giữa vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Đây là làng có nghề dệt lụa cổ truyền, nhân dân giàu truyền thống yêu nước và sớm có phong trào cách mạng. (Ảnh: Cổng làng Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP.Hà Nội ngày nay).

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem