Làng nghề

  • Ngay từ chớm thu, nghề làm lân sư rồng tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Định đã tất bật “chạy đua” trong mùa trung thu 2015 này. Nhiều cơ sở phải thuê thêm nhân công và tranh thủ làm vào ban đêm.
  • Vùng rừng U Minh Hạ tỉnh Cà Mau nổi tiếng mật ong rừng bởi nơi đây bạt ngàn cánh rừng tràm trổ hoa, đơm mật. Giờ đang là mùa của những người thợ nuôi ong “hái lộc” từ nghề gác kèo ong.
  • Trên tấm phản kê ở góc nhà, người đàn ông tuổi lục tuần vẫn cặm cụi đục, đẽo, hoàn thiện nốt chiếc khuôn bánh nước hình hoa sen.
  • Là vùng đất đầu nguồn sông Tiền, từ xưa đến nay, sản vật ở mảnh đất Tam Nông (Đồng Tháp) vào mùa nước nổi là vô cùng phong phú, đặc biệt là cá lóc. Vì vậy, ngoài việc đánh bắt, nghề làm khô cá ở đây cũng rất phát triển.
  • Gần 100 năm qua, với biết bao thăng trầm bởi cạnh tranh khốc liệt của thị trường, nhưng những nghệ nhân làng nghề rèn Phú Mỹ vẫn kiên quyết gắn bó với nghề. Vì họ cho rằng, nếu giữ được độ sắc, bén, bền của từng con dao, cái cuốc... thì nghề sẽ không phụ người.
  • Làng nghề dầm chèo ở khóm Thới Hòa, phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên (An Giang) ra đời khoảng 20 năm nay. Tuy còn khá “trẻ” so với nhiều làng nghề truyền thống khác ở An Giang nhưng làng nghề này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong những mùa nước nổi.
  • Thiếu vốn sản xuất, chi phí tăng cao, công nghệ lạc hậu, đầu ra bấp bênh… khiến hàng trăm cơ sở sản xuất gạch gốm ở Vĩnh Long phải ngừng hoạt động. Theo người dân, nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ thêm vốn thì làng nghề truyền thống có hàng trăm năm tuổi này sẽ biến mất.
  • Có giai thoại kể rằng, xưa kia vua Minh Mạng ra chỉ dụ cho quan cai trị vùng đất Quảng Ngãi hàng năm phải tiến cống 12 cân mắm nhum. Ngư dân Sa Huỳnh đã lặn tìm nhum mang về bổ đôi lớp vỏ, nạo lấy thịt bên trong, muối thành mắm dâng lên vua. Giờ không còn cung tiến như thuở trước, nhưng lặn nhum vẫn là nghề thu hút nhiều ngư dân Sa Huỳnh.
  • Tại các huyện đầu nguồn tỉnh An Giang, Đồng Tháp và những cánh đồng nằm dọc theo hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu, hằng năm cứ đến mùa nước nổi là ngoài đồng bà con ta thường đi chài, lưới, đặt dớn, đặt lọp bắt cá… Nhưng thú vị nhất phải kể là nghề đẩy côn.
  • Vào những ngày mưa đầu mùa năm nay tôi có dịp về thị trấn Một Ngàn, tỉnh Hậu Giang, được theo chân người dân quê tôi ra đồng đặt trúm lươn.