Ông Ngô Văn Nghĩa (69 tuổi) - Trưởng ban tổ chức lễ rước Mục Đồng cho biết: “Theo các bô lão kể lại, từ cuối tháng ba âm lịch, khi vụ mùa (Vụ lúa chính ngày xưa ở miền Trung gieo cấy vào tháng 11 ÂL- PV) đã thu hoạch xong cũng là lúc các công việc chuẩn bị cho lễ rước Mục Đồng ở thôn Phong Nam (xã Hòa Châu (Hòa Vang – TP. Đà Nẵng).
Lễ hội tổ chức rất lớn, 3 ngày 3 đêm, có giết trâu, có hát mục đồng, cả làng nhộn nhịp, vui tươi… Trong đoàn rước ngoài cờ nhỏ của mục đồng, còn có 17 cây “đại kỳ” của chư phái tộc. “Đại kỳ” với cán lớn bằng tre dài 5 mét, có khoan lỗ đút cây ngang qua để treo các con giống, tứ linh (lân, long, qui, phụng), tứ nghệ (sĩ, nông, công, thương). Nhưng nhiều nhất trên các đại kỳ là các dụng cụ sản xuất nông nghiệp như cày, bừa, cuốc, gàu dai, gàu sòng, dừng, nia.
(Bộ ảnh này được chụp tại thôn Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng ngày 27.11.2010).
Mục Đồng đi dự đám rước Thần Nông.
Kiệu rước vị Thần Nông.
Những cây “đại kỳ” cho lễ rước vị Thần Nông.
Nông cụ tinh xảo treo trên mỗi cây “đại kỳ” trong lễ rước Thần Nông.
Trẻ chăn trâu vui chơi trên cánh đồng làng.
Trẻ chăn trâu vui chơi bên cánh đồng làng.
Trẻ chăn trâu vui chơi bên cánh đồng làng.
Mục đồng với vụ mùa trên ruộng.
Toàn cảnh trước đình Thần Nông nhân dịp lễ rước Mục Đồng.
Cúng xứ đất Cồn Thần.
Mục đồng làm lễ đêm trước đình Thần Nông.
Mục đồng được ưu tiên ăn cổ trước trong đình Thần Nông.
Lê Quốc Kỳ (Đà Nẵng) (Lê Quốc Kỳ (Đà Nẵng))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.