Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phát biểu thảo luận. Ảnh: I.T
“Khi tiếp xúc cử tri, có người dân hỏi thẳng có phải các ông đang cố tình phi hình sự hóa một số loại tội để giải cứu cán bộ khỏi nhà tù? Vì thế, tôi đề nghị Ban soạn thảo phải nghiên cứu kỹ vấn đề này. Cần có thông tin đầy đủ là hiện có bao nhiêu cán bộ bị bắt giam về tội cố ý làm trái, bao nhiêu cán bộ đang bị điều tra, truy tố về tội cố ý làm trái? Nếu bỏ tội danh này thì đương nhiên những người đang bị điều tra, truy tố về tội đó sẽ được đình chỉ, bao nhiêu người đang thi hành án được ra tù, kể cả những người phạm tội trong vụ án Vinashin” - ĐB Thuyền nhấn mạnh.
ĐB Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) lại cho rằng, cần phải hiểu đúng và quy định rõ khái niệm thế nào là “khắc phục cơ bản hậu quả”. Đây là một cụm từ rất trừu tượng, dễ dẫn đến việc bị lợi dụng trong việc chạy án. Chúng ta đều biết, kẻ tham nhũng chuyển hóa tài sản tham nhũng được dưới nhiều hình thức rất tinh vi. Chỉ cần gia đình họ bỏ ra một số tài sản để khắc phục hậu quả, mà chúng ta gọi là cơ bản khắc phục, thì sẽ thoát án tử hình” - ĐB Lâm nói.
Nhìn nhận về quy định không thi hành án tử hình đối với người phạm tội tham ô, nhận hối lộ nhưng chủ động khắc phục cơ bản hậu quả, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng: Sự hối cải và nhận thức tích cực khắc phục hậu quả chỉ nên ghi nhận ở giai đoạn phát hiện tội phạm và quá trình xử lý. Còn sau khi đã tuyên án tử hình thì không nên coi bị cáo là chủ động tích cực khắc phục nữa mà lúc đó chủ yếu là do quá sợ chết nên họ mới tích cực khắc phục hậu quả.
“Nếu không, người dân sẽ hiểu đó là cách các bị cáo dùng tiền để thoát án tử hình. Điều này sẽ làm gia tăng sự bất bình trong dân chúng đối với tình hình tham nhũng, hối lộ” - ĐB Tám nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.