Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chuyện kể, ngày xưa có một em bé nghèo, mẹ mất sớm nên sống với cha. Em rất khéo tay nên đã học được nghề chạm khắc.
Năm đó cha em đau nặng. Họ hàng dù đã hết sức giúp đỡ nhưng ai cũng nghèo nên đành chịu. Nghe người ta mách bảo, em bé biết ở vùng dưới có một ông nhà giàu đang cất nhà mới, cần thợ chạm trổ cột kèo. Em tìm đến xin làm, mong kiếm ít tiền về thuốc thang cho cha. Gặp em, ông nhà giàu cho biết là nhà đã thuê đủ thợ rồi. Nhưng bỗng nhiên ông ta lại hỏi: Nếu biết có ai tài, cây chết rồi, vẫn làm sống lại được thì sẽ thưởng tiền và cho một ít thóc gạo.
Nghe ông nhà giàu nói vậy, em bé nhìn ra sân, nhìn lên bàn thờ nhà hắn, ngẫm nghĩ rồi xin nhận lời. Hai bên giao ước xong, em bé chỉ một dây bầu sắp leo lên đến giàn ở ngoài sân, bảo ông nhà giàu ngắt ngọn đi, em sẽ làm cây sống lại.
Chờ sáng, ông nhà giàu dậy sớm ra chỗ cái gốc bầu bị ngắt ngọn để cắt rễ thì đã thấy cây bầu sống lại thật. Đợi em bé đến, ông ta vội khen rồi chỉ con gà trống tơ đang ăn ngoài sân, thách thức: Tao làm thịt nó, mày cầm lông về mai mày làm cho nó sống lại nhé! Em bé nhận bộ lông gà đủ các màu xanh trắng, tía ra về. Hôm sau em trở lại, mang theo một con gà trống tơ, đưa cho ông nhà giàu xem. Ông ta trố mắt ngạc nhiên, lẩm bẩm: Đúng là nó rồi!
Ông nhà giàu không biết trả lời sao đành phải chịu thua cuộc em bé. Em bé nhận tiền và thóc rồi mang về lo cho cha.
Thấy con mang tiền và thóc về, người cha mừng rỡ lạ lùng. Khi người cha khỏi bệnh thì tiền kia thóc kia cũng không còn nữa. Đến ngày giỗ mẹ, em chọn những cọng rơm to đẹp nhất, cắt ra thành những sợi thật nhỏ rồi bó túm lại, dưới thắt thật chặt, trên thì cho xòe ra. Em hái mấy cái lá lúa xanh, buộc thêm vào làm đài hoa rồi cắm vào ống tre, đặt lên bàn thờ cúng mẹ.
Người cha nhìn thấy khen con khéo tay trông giống như hoa thật. Sau khi cúng mẹ, nhớ lời khen của cha, em liền đem một bông hoa kia đến ông nhà giàu bữa trước và nói: Con có bông hoa lạ mang đến để biếu ông và cám ơn ông đã thưởng cho tiền, thóc ngày trước.
Ông nhà giàu vui vẻ nhận hoa rồi gặng tìm hiểu xem là hoa thật hay giả. Em bé chậm rãi trả lời: Muốn nói thật cũng được mà nói giả cũng được ạ. Thật vì nó có thật mà giả vì nó không phải từ cây mà từ tay người làm ra. Rồi em tiếp luôn: Con xin phép được đố ông một câu vì con nghe nói ông giỏi về chuyện giải các câu đố lắm!
Sau đó, em bé nhận được mấy thước vải về may áo tết cho cha. Tiếng lành đồn xa, sau đó, hai cha con về kinh, làm nghề chạm khắc cho cung vua. Một lần em bé thông minh, tài giỏi ấy được gặp cháu thần cây là thần Tiêu Lá. Nghe chuyện, thần đã tạo nên một giống hoa để người đời nhớ mãi tấm lòng của chú bé chí hiếu kia. Hoa có hình dáng rất giống cái bông hoa kết bằng rơm của em bé ngày xưa. Hoa cũng có màu vàng như rơm, đẹp tươi hơn rơm, mà cũng nở vào dịp Tết. Dân gian gọi loài hoa ấy là Vạn thọ.
Ngoài sự hiện diện như một đặc trưng cho năm mới, vạn thọ còn là loài hoa nở nhiều bông, lâu tàn, có hương thơm đặc biệt nên được coi là sự biểu trưng cho trường thọ và tấm lòng thơm thảo của những đứa con đối với cha mẹ.
Tên của loài hoa này còn là cả một lời chúc cho ông bà, cha mẹ và tất cả mọi người ai ai cũng được sống lâu trăm tuổi với những người thân của mình. Vạn thọ là mơ ước của nhiều người khi năm mới đến,… Có lẽ với ý nghĩa đó mà trong dân gian xưa cũng lưu truyền câu chuyện kể cổ tích về loài hoa này chăng?
Vui lòng nhập nội dung bình luận.