Nhận thấy bản án này chưa đúng, ngày 11.10, Viện KSND huyện Vũ Thư đã có kháng nghị đề nghị TAND tỉnh Thái Bình xét xử phúc thẩm.
Mảnh đất cụ Nhiễu đã cho gia đình bà Thân, nay bà Gái và con đã đến ở và làm nhà.
Hồ sơ thể hiện: Cụ Phạm Quang Nhiễu và Kiều Thị Két (đều đã chết) sinh được 4 người con là: Phạm Kim Châu (đã chết) - chồng bà Gái; Phạm Quang Roanh (đã chết) – chồng bà Lê Thị Ty; Phạm Quang Ngôn (liệt sĩ) – chồng bà Thân và bà Phạm Thị Mão. Tại biên bản lấy lời khai, cũng như đơn đề nghị và bản tự khai của bà Mão, ông Thực và bà Ty đều thừa nhận: Khi còn sống, cụ Nhiễu đã phân chia đất cho các con. Riêng bà Thân ở cùng cụ Nhiễu (trên thửa đất đã được cụ Nhiễu cho). Sau khi ông Ngôn hy sinh, bà Thân đã dẫn các con vào miền Nam sinh sống. Nhà, đất gửi lại cho con ông Roanh trông coi giúp.
Tại cuộc họp gia tộc ngày 24.10.2011, bà Thân, bà Gái và bà Ty cũng thống nhất cụ Nhiễu đã chia đất cho 3 con trai. Thửa đất đang tranh chấp cụ Nhiễu đã cho vợ chồng bà Thân. Với những chứng cứ nêu trên, nên Viện KSND huyện Vũ Thư cho rằng, việc cụ Nhiễu chia đất cho các con không thể hiện bằng văn bản nhưng tất cả các con của cụ Nhiễu đều đã thừa nhận. Do không đánh giá đúng chứng cứ, nên TAND huyện Vũ Thư xử bác đơn khởi kiện của bà Thân là vi phạm Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Tâm sự với chúng tôi, bà Thân chia sẻ, cả đời tôi long đong lận đận, nay đã hơn 70 tuổi chỉ mong có mảnh đất để làm nơi thờ tự cho chồng. Mong TAND tỉnh Thái Bình xét xử công tâm, để ông Ngôn được ấm lòng nơi chín suối.
Lê Chiên (Lê Chiên)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.