Luật Phòng chống tham nhũng

  • Trao đổi với "Góc nhìn chuyên gia" của Dân Việt, TS Đinh Văn Minh, Viện trưởng Viện khoa học Thanh tra, cho biết đề xuất đánh thuế 45% tài sản bất minh là để xử lý tài sản kê khai không trung thực hoặc không kê khai chứ không phải để xử lý tài sản tham nhũng. Nếu đã xác định đó là tài sản tham nhũng thì người bị xử lý hình sự và tài sản bị tịch thu.
  • “Thông điệp của Tổng Bí thư một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng là không khoan nhượng với bất kỳ ai chần chừ, đứng ngoài cuộc chiến bảo vệ thanh danh của Đảng, bảo vệ sự thanh liêm của bộ máy và lợi ích của quốc gia, dân tộc” - Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đánh giá như vậy về thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Chống tham nhũng, nếu ai nhụt chí, hãy dẹp sang một bên cho người khác làm".
  • “Kê khai tài sản chỉ nên tập trung vào những người có chức, có quyền trong cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước và những người làm việc ở những nơi “nhạy cảm” dễ tham nhũng. Tôi ví dụ như lĩnh vực hải quan, thuế, cảnh sát khu vực, cảnh sát giao thông làm việc ở quốc lộ, tỉnh lộ”, đại biểu (ĐB) Phạm Văn Hòa nói.
  • “Thời gian qua có một số trường hợp kê khai tài sản không đúng nhưng chỉ có thể áp kỷ luật với người kê khai như khiển trách, cảnh cáo, thậm chí cách chức mà không đụng vào khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp của họ”, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Thủy, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói.
  • “Giữa công việc công tư như thế có thể thấy rất lộn xộn, không bình thường, dễ bị lợi dụng, không vô tư. Cái người ta nghi ngờ là làm công ăn lương như thế, kinh doanh gì, nộp thuế má ở đâu mà hình thành lên nhiều cổ phiếu, cổ phần như thế. Cứ truy ngược lại thì có thể xử lý”, Luật sư Trương Thanh Đức bình luận.
  • Phát hiện sơ hở, bất cập để hoàn thiện luật chống tham nhũng là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng do UBND TP.HCM tổ chức ngày 24.12.