​​Lý do công chức, viên chức muốn giảm thời gian nâng bậc lương thường xuyên

Thùy Anh Chủ nhật, ngày 22/09/2024 15:24 PM (GMT+7)
Thời gian qua, dù Nhà nước đã có nhiều văn bản, phương án nhằm giải quyết vấn đề tiền lương cho cán bộ, công nhân, viên chức, nhưng nhìn chung thời hạn nâng lương thường xuyên dài, mức tăng thấp, chưa phù hợp với thực tiễn đời sống của đối tượng này.
Bình luận 0

Công chức mong rút ngắn thời gian nâng bậc lương

Theo quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV sửa đổi bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021, công chức, viên chức nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên theo quy định.

Thời gian nâng bậc lương thường xuyên của công chức, viên chức trình độ cao đẳng trở lên là đủ 36 tháng (3 năm) trừ khi có khen thưởng của Bộ, ngành, trung ương.

Theo đó, thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với chức danh chuyên gia cao cấp là sau 5 năm (đủ 60 tháng). Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên là sau 3 năm (đủ 36 tháng). Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ là sau 2 năm (đủ 24 tháng).

​​Lý do công chức, viên chức muốn giảm thời gian nâng lương thường xuyên- Ảnh 1.

Thời gian nâng lương, tăng lương theo kỳ hạn cho công chức khá dài, cần được điều chỉnh rút ngắn. Ảnh: N.T (Viên chức làm việc Tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội)

Theo công chức, viên chức thời gian 3 năm mới được lên một bậc lương đối với công chức, viên chức có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là quá dài. Mặt khác, mức tăng giữa các bậc khoảng 0,33, trung bình mỗi năm tăng 300.000 đồng, là quá thấp so với mức trượt giá và mức sống của công chức, viên chức.

Để phù hợp với tình hình thực tế và giảm bớt khó khăn cho đời sống của công chức, viên chức, đa phần công chức, viên chức, người lao động kiến nghị Bộ Nội vụ điều chỉnh giảm thời gian nâng bậc lương thường xuyên đối với ngạch/hạng chức danh yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên từ 3 năm xuống thành 2 năm. Đồng thời, tính toán lại tỉ lệ tăng giữa các bậc lương cho phù hợp.

Liên quan kiến nghị này, Bộ Nội vụ cho hay chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ (20 năm). Bộ Nội vụ ghi nhận kiến nghị giảm thời gian nâng bậc lương thường xuyên cho công chức, viên chức của các công chức, viên chức để báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan.

​​Lý do công chức, viên chức muốn giảm thời gian nâng lương thường xuyên- Ảnh 2.

Dự tính nhiều khả năng khi cải cách tiền lương việc nâng lương thường xuyên có thể sẽ bị thay thế bằng quy định khác. Ảnh: H.N

Trong một số trường hợp đặc biệt, công chức viên chức được khen thưởng, được nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ ngành, Trung ương cũng đều được xét tăng lương trước hạn. Thời gian tăng lương trước hạn là 6 tháng.

Cải cách tiền lương có xóa bỏ "cơ chế" nâng bậc lương theo thời hạn?

Hiện nay Trung ương đang ráo riết chuẩn bị lộ trình để thực hiện cải cách tiền lương. Nghị quyết 27 năm 2018 đã nêu rõ khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ xóa bỏ cơ chế tính lương theo mức lương cơ sở, xây dựng 5 bảng lương mới và xây dựng vị trí việc làm để hoàn thiện bảng lương. 

Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương khả năng việc nâng lương theo thời hạn sẽ được xem xét lại. 

Chính phủ sẽ tính tới phương án nâng lương theo lộ trình, hàng năm điều chỉnh tiền lương dựa trên chỉ số trượt giá như điều chỉnh tiền lương của khu vực doanh nghiệp. 

Theo các chuyên gia, phương án cụ thể có thể sẽ phải chờ tới năm 2026 khi hoàn thiệt một số nội dung cụ thể để tiến hành cải cách tiền lương. 

Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức

Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Đối với viên chức và người lao động:

Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem