Cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, một điều không thể tranh cãi là nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin là người đàn ông quyền lực nhất thế giới. Lực lượng Hồng quân của ông đã nghiền nát Đức Quốc xã và được cho là mạnh hơn cả liên quân Anh, Pháp, Mỹ và các nước châu Âu khác cộng lại.
Mặc dù vậy, Stalin vẫn luôn khao khát xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh nhằm mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô ra khắp châu Âu lẫn châu Á. Ông muốn các siêu hạm đội thiết giám hạm.
Dù đến cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, các chiến hạm đã bắt đầu lỗi thời nhường chỗ cho tàu sân bay sau hàng loạt thất bại đau đơn liên tiếp của phát xít Nhật Bản tại Thái Bình Dương. Sau chiến tranh, quân đội Đồng minh phương Tây chủ yếu phát triển các hạm đội tàu sân bay để thay thế cho các chiến hạm.
Nhưng nhà lãnh đạo Liên Xô không thích tàu sân bay mà thích chiến hạm hơn. Tháng 9.1945, Stalin bác bỏ một đề xuất xây dựng tàu saab bay và thay vào đó chỉ đạo Hải quân Liên Xô hoàn thành việc xây dựng chiến hạm Sovetskaya Rossiya.
Ông cũng chỉ đạo Hải quân thực hiện 2 dự án "Dự án 24" xây dựng các chiến hạm 75.000 tấn và 7 "Dự án 82" xây dựng tàu chiến tuần dương trang bị 9 khẩu súng nòng 30 cm.
Nhà lãnh đạo Liên Xô chỉ phê duyệt xây dựng 2 tàu sân bay hạng nhẹ, được cho là thua kém rất nhiều so với ưu thế của các hạm đội tàu sân bay của Mỹ và Anh.
Tuy nhiên, kế hoạch cuối cùng thất bại. Liên Xô không bao giờ có các tàu chiến khổng lồ hay các siêu hạm đội thiết giáp hạm bởi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Cuộc chiến này đã làm thiệt hại lớn đến năng lực của ngành công nghiệp đóng tàu của Liên Xô.
Các chiến hạm 75.000 tấn cuối cùng chưa bao giờ được xây dựng. Chỉ 2 trong 7 tàu chiến tuần dương được bắt tày vào xây dựng nhưng không có tàu nào được hoàn thiện. Việc nhà lãnh đạo Stalin qua đời năm 1953 cuối cùng khép lại giấc mộng xây dựng siêu hạm đội tàu chiến của ông trước đó.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.