Mở lại chợ
-
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng yêu cầu các quận huyện nghiên cứu giải pháp tổ chức lại các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại những chợ đang tạm ngưng hoạt động.
-
Nhiều chợ tại TP.HCM đã thực hiện các biện pháp phòng dịch và linh hoạt mở lại, từ thắt chặt tiểu thương được phép kinh doanh, bán hàng dã chiến, bán theo combo, thậm chí bán lưu động để người dân dễ mua thực phẩm.
-
Chợ Bình Thới (quận 11) mở lại và áp dụng hình thức bán rau củ, thịt heo… theo dạng combo, đóng gói sẵn để người dân tiện mua sắm.
-
Từ ngày 19/7 đến nay, TP.HCM có 14 chợ được mở lại để đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân.
-
Hiện tại TP.HCM chỉ còn 27 chợ. Các chợ nội thành hầu như ngưng hoạt động khiến áp lực mua sắm của người dân dồn lên siêu thị, cửa hàng thực phẩm. Bao giờ TP.HCM sẽ mở lại chợ truyền thống?
-
Các chợ Nguyễn Văn Trỗi (quận 3), chợ Phan Văn Trị, chợ Thanh Đa (quận Bình Thạnh) và chợ Võ Thành Trang (quận Tân Bình) dự kiến hoạt động lại trong tháng 8. Nhiều chợ khác cũng có kế hoạch mở lại khi dịch Covid-19 trong khu vực được kiểm soát.
-
Chợ Bình Thới (quận 11), chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10) vừa hoạt động trở lại được ít ngày thì phải tiếp tục đóng cửa vì có ca mắc Covid-19.
-
Các quận huyện căn cứ thực tế để phân chia tần suất đi chợ cách 2-3 ngày/lần. Mỗi hộ gia đình sẽ được phát 10 hoặc 15 thẻ vào chợ trong 30 ngày.
-
TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh mở lại các chợ truyền thống. Không những vậy, với những khu vực dịch phức tạp, các địa phương được khuyến khích mở “chợ mới” là điểm bán quy mô nhỏ trong khu dân cư.
-
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng TP.HCM cần sớm mở lại chợ, càng nhiều càng tốt, kể cả chợ đầu mối để đáp ứng nhu cầu của người dân. Mở lại nhưng phải đảm bảo quy định phòng dịch.