Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhìn 9ha chuối đổ rạp hết xuống đất, anh Lê Ngọc Huê – Giám đốc Công ty An Thái Hưng ở Thái Bình buồn rầu chia sẻ với PV Dân Việt: "Đây là năm thứ 5 công ty trồng chuối trên cánh đồng thôn Bồ Trang, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình. Cánh đồng chuối của công ty được trồng và chăm sóc kỹ càng, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật.
Năm 2024 này, 9ha chuối của công ty An Thái Hưng đã được một doanh nghiệp ký kết thu mua với giá 7.500 đồng/kg chuối tươi. Chỉ còn thời gian ngắn nữa là cánh đồng chuối đến ngày thu hoạch.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi đã khiến cánh đồng chuối 9ha của chúng tôi đổ rạp xuống đất, thiệt hại hơn 650 chuối tươi, ước tính thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng".
Anh Lê Ngọc Huê cho biết: Chiều ngày 9/9, phía đoàn công tác của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã về thăm, động viên, nắm bắt tình hình thiệt hại của công ty.
Về phương hướng xử lý chuối đổ rạp sau bão, anh Huê cho biết: Do chuối chưa đến ngày thu hoạch nhiều quả còn non cộng thêm bị bão gió quật cho tơi bời nên mã chuối xấu, phía siêu thị cũng không thu mua. Công ty An Thái Hưng chỉ tận dụng được khoảng 5-7 tấn chuối quả già, mã đẹp để sấy thăng hoa, còn đâu phải vứt bỏ toàn bộ hơn 600 tấn chuối quả tươi.
Anh Lê Ngọc Huê là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh Thái Bình với mô hình trồng và chế biến dược liệu. Khởi nghiệp từ năm 2012 đến nay từ một nông dân giỏi, anh Huê đã phát triển thành doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực nông nghiệp.
Sau hơn 10 năm phát triển, công ty của anh Huê có vùng nguyên liệu với diện tích 100ha, trong đó riêng diện tích trồng cây dược liệu tại xã Quỳnh Hoa đã lên đến gần 20ha. Những chân ruộng chua, trũng, không thể trồng lúa hoặc các loại rau màu nhờ có anh Huê cải tạo, được phủ xanh bằng hàng chục loại cây dược liệu và các loại cây ăn quả ngắn ngày như chuối, đu đủ... để tăng giá trị canh tác. Hiện, An Thái Hưng tạo việc làm cho 60 lao động địa phương với mức lương 5-7 triệu đồng/người/tháng.
"Là doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vốn đã chịu nhiều rủi ro, vất vả; cộng thêm thiên tai, bão lũ khắc nghiệp nên càng khó khăn hơn muôn phần.
Chúng tôi rất mong muốn Nhà nước, tỉnh Thái Bình và các cấp các ngành có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề sau bão Yagi như hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi, kéo dài thời gian cho vay vốn. Thực sự đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, các doanh nghiệp như chúng tôi cũng rất cần các nguồn vốn vay ưu đãi" - anh Lê Ngọc Huê nêu kiến nghị.
Theo thống kê của tỉnh Thái Bình, về sản xuất nông nghiệp, có 28.000 ha lúa bị thiệt hại từ 30-70%; 27.000 ha bị thiệt hại trên 70%. Về Rau màu vụ Đông mới trồng và rau màu Hè thu chưa thu hoạch, có 585 ha bị ảnh hưởng từ 30-70%; 2.760 bị ảnh hưởng trên 70%. Cây ăn quả có 1.215 ha bị ảnh hưởng từ 30-70%; 170 bị ảnh hưởng trên 70%. Diện tích lúa đổ bị úng ngập là 18.000 ha. Tình hình công trình đê điều, sạt lở một số vị trí tuyến kè, bờ sông, bờ biển và một số tuyến kênh nội đồng.
Tỉnh Thái Bình cho biết tổng thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.