Lạ đời, một ông giám đốc nông dân Hà Tĩnh trồng rau kiểu gì mà mang đi bán thấy "toàn bột là bột"?

Nguyễn Hoàn Thứ sáu, ngày 01/11/2024 05:43 AM (GMT+7)
Anh Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa, phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) trồng rau hữu cơ gồm các loại rau ngon như: cần tây, tía tô, rau má, diếp cá, cải bó xôi, củ dền, khoai lang, măng tây...Các loại rau xanh này đều được chế biến thành dạng bột sử dụng tiện dụng, tốt cho sức khỏe.
Bình luận 0
Một ông giám đốc nông dân ở Hà Tĩnh trồng rau hữu cơ rồi nghiền thành bột bán, thế mà đắt hàng - Ảnh 1.

Clip: Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa, ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh), trồng rau hữu cơ, tức là trong quá trình trồng không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Anh Tường, giám đốc công ty trồng rau sạch rồi chế biến thành các loại bột rau xanh sử dụng tiện lợi.

Anh Tường trồng rau xanh sạch, chế biến thành bột rồi đóng đóng thành từng túi, được người tiêu dùng đón nhận bởi tính tiện lợi, sử dụng mọi lúc mọi nơi.

Quyết tâm làm nông nghiệp sạch

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, có đam mê làm nông nghiệp từ nhỏ, anh Nguyễn Mạnh Tường, SN 1994 ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh đã dành thời gian tìm hiểu, đi nhiều nơi, chứng kiến, học hỏi nhiều kiến thức bổ ích trong việc xây dựng, phát triển nông nghiệp. Năm 2023, anh Nguyễn Mạnh Tường mới bắt đầu bén duyên làm nông nghiệp sạch.

Một ông giám đốc nông dân ở Hà Tĩnh trồng rau hữu cơ rồi nghiền thành bột bán, thế mà đắt hàng - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Mạnh Tường - Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa, ở phường Tân Giang, TP.Hà Tĩnh thành công với sản phẩm nông nghiệp sạch đến tay người tiêu dùng. Ảnh: PV

Ấp ủ, mong muốn đưa sản phẩm rau, củ, quả sạch đến tận tay người tiêu dùng bằng cách nhanh nhất, tiện lợi nhất và an toàn nhất. Anh Nguyễn Mạnh Tường đã thành lập Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa, đồng thời xây dựng dự án liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả sạch.

Anh Nguyễn Mạnh Tường, cho biết: "Năm 2023, sau khi được UBND TP. Hà Tĩnh phê duyệt dự án "liên kết chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả sạch". 

Tôi đầu tư hơn 2 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, mua máy sấy lạnh, máy cắt, li tâm tách nước, sục rửa ozone, máy nghiền siêu mịn, máy tiệt trùng, đóng gói tự động... để chế biến rau, củ, quả thành sản phẩm tiện lợi".

Để có được nguồn nguyên liệu ổn định, anh Tường đã xây dựng liên kết vùng sản xuất nguyên liệu trên cơ sở được hình thành dựa vào các farm nhà lưới hiện có tại các xã Đồng Môn, Thạch Hạ, Thạch Bình, Thạch Trung và Thạch Hưng.

Một ông giám đốc nông dân ở Hà Tĩnh trồng rau hữu cơ rồi nghiền thành bột bán, thế mà đắt hàng - Ảnh 3.

Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ. Ảnh: PV

Theo đó, Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa cung cấp giống cây trồng, chế phẩm sinh học cho nông dân, hướng dẫn kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, nói không với phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. 

Đồng thời, cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm cho bà con. Mục tiêu đặt ra, năm 2025, sẽ liên kết sản xuất trên diện tích 5ha.

"Các sản phẩm của Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa như: bột cần tây, bột tía tô, bột cải bó xôi, bột rau má… Sản phẩm đưa ra thị trường được người tiêu dùng đón nhận, phản hồi tích cực, bước đầu đã được tiêu thụ trên địa bàn Hà Tĩnh, doanh thu 8 tháng đầu năm 2024 đạt gần 300 triệu đồng", anh Nguyễn Mạnh Tường, phấn khởi nói.

Theo anh Nguyễn Mạnh Tường, để đảm bảo mối liên kết chặt chẽ, bền vững, ngoài hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính, một phần kinh phí mua thiết bị máy móc cho doanh nghiệp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp rất quan trọng.

Một ông giám đốc nông dân ở Hà Tĩnh trồng rau hữu cơ rồi nghiền thành bột bán, thế mà đắt hàng - Ảnh 4.

Theo anh Nguyễn Mạnh Tường - Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa, Quy trình sản xuất khép kín và đạt chứng nhận ISO 22000:2018 - tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm”. Ảnh: PV

Anh Trường đã chủ động trực tiếp cùng cán bộ Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi thành phố Hà Tĩnh. 

Hướng dẫn, giúp đỡ về quy trình kỹ thuật về trồng, chăm sóc, bón phân, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và tuân thủ các quy tắc trong canh tác đạt chuẩn VietGAP, hữu cơ và theo hướng hữu cơ, góp phần bảo vệ môi trường.

"Trong quá trình chế biến sản phẩm, Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa xây dựng quy trình 10 bước, từ sản xuất đến sơ chế, sục ozone khử khuẩn, tách nước, sấy lạnh, nghiền siêu mịn, tiệt trùng, đóng gói, bảo quản để đưa đến tay người tiêu dùng. Quy trình sản xuất khép kín và đạt chứng nhận ISO 22000:2018 - tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm.

Một ông giám đốc nông dân ở Hà Tĩnh trồng rau hữu cơ rồi nghiền thành bột bán, thế mà đắt hàng - Ảnh 5.

Các sản phẩm được Công ty sản xuất và tiêu thụ đã nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ người tiêu dùng. Ảnh:PV

Thay vì ăn rau, bây giờ người tiêu dùng có thể uống rau. Bột rau này, chúng tôi kiểm nghiệm thường xuyên, hàm lượng chất xơ rất cao nên từ người lớn đến trẻ em đều sử dụng được. Với tính tiện lợi, người dùng có thể sử dụng bột rau mọi lúc mọi nơi. Đây cũng là giải pháp thuận lợi đối với những người lười ăn rau và có thể dùng cho mọi lứa tuổi". Anh Nguyễn Mạnh Tường, bật mí.

Nâng tầm sản phẩm rau sạch đạt chuẩn OCOP

Khát vọng nâng tầm chất lượng, thương hiệu bột rau củ Hatisa, Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa hướng đến mục tiêu đưa sản phẩm đạt chuẩn OCOP. 

 Ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án, anh Tường đã tính đến việc tham gia chương trình OCOP, do đó, bên cạnh chú trọng đầu tư chất lượng, mẫu mã sản phẩm theo tiêu chuẩn, Công ty cũng đã xây dựng, từng bước hoàn thiện hồ sơ pháp lý, bộ nhận diện thương hiệu, đáp ứng các tiêu chí để công nhận sản phẩm OCOP.

Một ông giám đốc nông dân ở Hà Tĩnh trồng rau hữu cơ rồi nghiền thành bột bán, thế mà đắt hàng - Ảnh 6.

Anh Nguyễn Mạnh Tường - Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa. Ảnh: PV

"Là thương hiệu mới nên Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa đang tập trung khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên cả kênh thương mại điện tử và truyền thống. Việc xây dựng thương hiệu OCOP sẽ mang lại cơ hội cho Công ty nâng tầm nông sản, tạo niềm tin với người tiêu dùng, từ đó mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh", anh Nguyễn Mạnh Tường, chia sẻ.

Mặc dù mới thành lập song hoạt động sản xuất chế biến của Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa được lãnh đạo TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đánh giá khá cao, bởi sự nhiệt huyết, táo bạo của người đứng đầu, một Giám đốc vừa tròn tuổi 30.

Một ông giám đốc nông dân ở Hà Tĩnh trồng rau hữu cơ rồi nghiền thành bột bán, thế mà đắt hàng - Ảnh 7.

Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc đến dây chuyền đóng gói các sản phẩm an toàn của Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa. Ảnh: PV

Trong Cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 do Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức, Dự án "liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả, sạch" của Hatisa đã giành giải nhất. 

 Dự án này cũng là 1 trong 32 dự án trên toàn quốc lọt vào vòng chung kết Cuộc thi dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn Việt Nam năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức (vòng chung kết dự kiến diễn ra cuối tháng 11/2024).

Một ông giám đốc nông dân ở Hà Tĩnh trồng rau hữu cơ rồi nghiền thành bột bán, thế mà đắt hàng - Ảnh 8.

Sản phẩm Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Hatisa được nâng tầm xây dựng thương hiệu OCOP vào tháng 11/2024. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, một lãnh đạo thành phố Hà Tĩnh, cho biết: "Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng của thành phố đối với các xã có diện tích lớn đất nông nghiệp như: Thạch Hạ, Đồng Môn, Thạch Hưng… 

Với sản phẩm chế biến sâu từ rau củ, dự án của Hatisa liên kết với các hộ dân góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân trồng rau, giúp bà con có đầu ra ổn định, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp".

"Đồng hành cùng doanh nghiệp, thành phố cũng hỗ trợ đơn vị trong định hướng phát triển sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ. Sau khi được chấp thuận phương án và hoàn thành các nội dung, bộ sản phẩm bột rau của Công ty Nông nghiệp sạch Hatisa sẽ tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Tĩnh đợt 2 năm 2024", lãnh đạo TP. Hà Tĩnh, nói.

Một ông giám đốc nông dân ở Hà Tĩnh trồng rau hữu cơ rồi nghiền thành bột bán, thế mà đắt hàng - Ảnh 9.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem