Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Lợi dụng nhu cầu mua cây cảnh trang trí nhà cửa đón Tết tăng cao, một số người buôn bán đã lừa bán cây cảnh “dỏm” cho người dân. Những gốc cây được tạo dáng độc đáo, cành uốn lượn và quả chi chít từ gốc đến ngọn cùng lời rao hấp dẫn làm nhiều người mua sập bẫy, bởi nhìn sơ qua rất khó phát hiện.
Táo được gắn keo 502 trên thân cây dâm bụt xuất hiện khá phổ biến mỗi dịp cuối năm.
Kể lại câu chuyện của mình vào dịp Tết năm ngoái, anh Nguyễn Tiến Dũng ở thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên vẫn chưa hết bực mình vì mắc phảo cú lừa ngoạn mục.
Tìm kiếm một cây hoa đẹp để trồng trước nhà dịp cận Tết, khi thấy những cây hoa nhài đẹp, giá rẻ được bày bán trên đường, anh Dũngkhông đắn đo đặt mua 3 gốc.
Anh Dũng kể: Họ đưa giá 100 nghìn đồng/gốc, khi tôi trả giá 200 nghìn đồng/3 gốc, họ đồng ý luôn. Kiểm tra gốc cây thấy rất khỏe mạnh, nên tôi không ngần ngại nhận và thanh toán tiền hàng.
Tuy nhiên, chỉ hơn 2 tuần sau khi đem trồng, cây phát triển tốt và ra lá thì tôi mới biết mình đã dính quả lừa vì đó không phải cây hoa nhài, mà là một gốc cây dại mọc đầy ven đường.
Bực mình tôi thường xuyên qua chỗ mua hàng mong gặp lại người bán nhưng biệt vô âm tín. Tôi đành ngậm đắng nuốt cay khi trót mua bực vào người”.
Chung tâm trạng với anh Dũng khi mắc lừa vào dịp cận Tết, chị Nguyễn Thu Hồng ở xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương chia sẻ: "Cũng vào dịp cận Tết năm ngoái, trên đường đi làm về qua thành phố Vĩnh Yên, tôi thấy có xe bán hoa, cây cảnh rất bắt mắt nên dừng xe xuống xem. Người bán liên tục quảng cáo, chào mời về một cây táo cảnh trĩu quả, là loại cây mới tôi thấy khá đẹp mắt.
Thấy cây tươi tốt, lại cho nhiều trái, người bán cam kết đủ điều nên tôi đã bỏ 250 nghìn đồng mua về chưng trước sân nhà. Nhưng chỉ vài hôm sau cây táo bị rụng mất 2 trái. Lúc này nhìn kỹ cây thì phát hiện cuống táo được gắn bằng keo rất tinh vi. Xem những trái táo còn lại, tôi càng thêm thất vọng bởi toàn bộ đều được người bán dùng keo đính lại rất công phu, đang bị thối cuống”.
Cần cẩn trọng
Tết Nguyên đán đã cận kề, lúc này thị trường hoa, cây cảnh lại bắt đầu nhộn nhịp. Theo khảo sát, tại thị trường Vĩnh Phúc, loại cây cảnh giả đã xuất hiện khá lâu, năm nào cũng có những khách hàng "dính bẫy".
Cây cảnh giả sau khi được biến hóa như thật được chở bằng xe máy đi bán dạo với số lượng 4-5 cây/chuyến, trong đó, nhiều nhất là cây sung, lộc vừng, mai... có hình dáng đẹp mắt, giá bán rất rẻ.
Để tránh bị lừa, người tiêu dùng nên đến những địa chỉ uy tín để mua hoa, cây cảnh dịp Tết.
Có những cây lộc vừng được gắn hoa rất đẹp, kể cả các khóm địa y bám trên thân cây cũng có thể cắt từ cây khác đính vào.
Cây sung quả trĩu trịt từ gốc tới ngọn cũng có thể là do người bán dùng keo đính vào. Không chỉ thế, các loại hoa quả dễ rụng cuống như bưởi, cam, quýt... cũng được người bán "phù phép" theo kiểu gắn keo này.
Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Tiến Cường chủ một vườn hoa, cây cảnh tại xã An Hòa, huyện Tam Dương cho biết: "Cây cảnh giả thường được chia làm 2 loại: Dùng cành cây non đã được kích thích rễ gắn vào gốc cây to, đẹp đã chết và phổ biến hơn cả là dùng keo, đinh, dây thép gắn hoa, quả.
Những cây này có hình dáng đẹp mắt nhờ việc “phù phép” rất công phu và chúng được bán với giá khá rẻ. Với cây cảnh giả, khó để được lâu nên người bán thường cố gắng “đẩy” cho người mua với giá hời, một cây sung dáng bonsai hoặc cây mai vàng thế đẹp có khi chỉ được bán với giá mấy trăm nghìn đồng/cây.
Cũng theo anh Cường, vì để duy trì độ tươi cho thân và lá, những người bán sẽ thường xuyên phải tưới nước cùng với một loại thuốc kích thích, tuy nhiên, những cây này cũng chỉ kéo dài được khoảng 5 ngày sau, đó lại phải thay cây khác. Chính vì vậy khi gặp khách, những người bán hàng rong sẽ cố bán cho bằng được, thậm chí giá chỉ bằng 1/5 so với giá ban đầu đưa ra.
Chị Nguyễn Thu Hương - chủ một cửa hàng hoa cây cảnh tại thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo chia sẻ: "Nhiều năm nay, tình trạng bán hoa, cây cảnh “dỏm” cứ gần đến Tết lại xuất hiện. Đây là mánh lới của những người bán rong nhằm thu lợi bất chính. Phổ biến của sự giả dối trong kinh doanh này là kiểu "râu ông cắm cằm bà", bằng cách cắm những hoa của cây này vào thân cây khác, hay trên một cây lại gắn giả nhiều loại hoa với màu sắc rực rỡ.
Đối với loại cây cảnh có quả thì thực hiện cách "treo đầu dê, bán thịt chó", chỉ cần một lọ keo, cây sẽ sum suê đầy quả trái. Nhiều nhất vẫn là cây thay cành đổi gốc, bị cắt rễ chiết non, chiết cành cắt tỉa lại cho đẹp mắt rồi cắm vào chậu, chêm nện gốc sao cho chắc chắn rồi mang đi bán.
Theo chị Hương, để mua đúng hàng thật, khách hàng nên tìm đến những vườn cây cảnh có điểm bán cố định, uy tín. Khi phát hiện bị lừa mua cây “dỏm”, người dân cần báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý theo quy định pháp luật.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.