Làng nghề 300 tuổi làm thứ bánh đa đặc sản ròn rụm nức tiếng đất Nghệ An tất bật thổi lửa, giao hàng

Cảnh Thắng - Nguyễn Tình Chủ nhật, ngày 15/01/2023 05:21 AM (GMT+7)
Làng nghề bánh đa Vĩnh Đức ở thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An với những sản phẩm đã được công nhận OCOP 3 sao, đỏ lửa suốt ngày đêm vẫn không đủ hàng giao cho khách dịp Tết.
Bình luận 0

Những ngày này, người dân làng nghề làm bánh đa Vĩnh Đức, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang hối hả sản xuất, những bếp than đỏ rực suốt ngày đêm để nướng bánh đa kịp giao các đơn hàng mà khách đã đặt trước đó.

Làng nghề bánh đa Vĩnh Đức, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đỏ lửa suốt ngày đêm để kịp cung ứng hàng Tết cho thị trường. Thực hiện: Thắng Tình.

Trải qua hơn 300 năm, các sản phẩm của làng nghề Vĩnh Đức vẫn giữ được những hương vị truyền thống cho tới tận hôm nay. 

Hiện tại, làng nghề Vĩnh Phúc đã có 3 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, đó là bánh đa vừng, kẹo lạc, kẹo cu đơ khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Không những thế, các sản phẩm này cũng đã bắt đầu vào những siêu thị lớn, thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng.

Làng nghề hơn 300 tuổi ở Nghệ An với những sản phẩm OCOP 3 sao, đỏ lửa suốt ngày đêm vẫn không đủ hàng Tết - Ảnh 2.

Làng nghề bánh đa Vĩnh Đức ở thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã có hơn 300 năm tuổi. Mỗi ngày nơi đây cung ứng ra thị trường hàng vạn chiếc bánh đa cùng các sản phẩm khác. Ảnh: Thắng Tình.

Sản phẩm của làng nghề nổi tiếng thơm ngon, nên không chỉ người tiêu dùng trong nước mà việt kiều ở nước ngoài như: Đức, Nhật Bản, Lào, Singapore, Hàn Quốc, Nga… ưa thích. Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của khách hàng rất lớn nên nhiều cơ sở không dám nhận vì sợ không sản xuất kịp để giao cho khách.

Làng nghề hơn 300 tuổi ở Nghệ An với những sản phẩm OCOP 3 sao, đỏ lửa suốt ngày đêm vẫn không đủ hàng Tết - Ảnh 3.

Những ngày cuối năm, tại làng nghề bánh đa Vĩnh Đức ở thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, những chiếc bếp than luôn đỏ rực, công nhân nướng bánh đa để kịp cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán. Ảnh: Thắng Tình

Chị Phạm Thị Xuân (SN 1979, một hộ chuyên sản xuất bánh đa ở làng nghề Vĩnh Đức) cho biết, thời điểm này, cơ sở có khoảng 10 lao động làm việc thường xuyên, mỗi ngày sản xuất khoảng 13.000 – 14.000 chiếc bánh đa. 

Nhu cầu trong dịp Tết tăng cao, chị Xuân phải thuê thêm lao động thời vụ để kịp hoàn thành các đơn hàng. Tuy nhiên quá trình sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết nên nếu những ngày trời mưa, không thể phơi bánh đa thì quá trình sản xuất ngừng trễ.

Làng nghề hơn 300 tuổi ở Nghệ An với những sản phẩm OCOP 3 sao, đỏ lửa suốt ngày đêm vẫn không đủ hàng Tết - Ảnh 4.

Bánh đa ở làng nghề Vĩnh Đức được nướng trên than hồng sẽ có mùi thơm hơn. Ảnh: Thắng Tình

Trước đây người dân làng Vĩnh Đức chủ yếu sản xuất bánh đa thủ công. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã đầu tư thêm máy tráng bánh đa, máy nướng bánh đa vì thế năng suất tăng lên, sản phẩm cũng đồng đều và đẹp hơn. Tuy nhiên, một số hộ vẫn tráng bánh, nướng bánh thủ công mặc dù đã sắm đầy đủ các loại máy móc hiện đại vì mỗi khách hàng có một cảm nhận khác nhau, sở thích khác nhau.

Làng nghề hơn 300 tuổi ở Nghệ An với những sản phẩm OCOP 3 sao, đỏ lửa suốt ngày đêm vẫn không đủ hàng Tết - Ảnh 5.

Ngoài bánh đa vừng, tại làng nghề Vĩnh Đức ở thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An còn hai sản phẩm khác là kẹo lạc và cu đơ đã được công nhận OCOP 3 sao, khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Ảnh: Thắng Tình.

Bà Võ Thị Hiền (49 tuổi, ở thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) cho biết, ngoài người thân trong gia đình, dịp này bà còn thuê thêm 11 nhân công làm việc. Trung bình, mỗi ngày xưởng bánh của bà cung ứng ra thị trường hơn 17.000 bánh đa. Từ sáng sớm, mỗi người được phân công nhiệm vụ rõ ràng từ xay gạo, tráng bánh, phơi bánh, nướng bánh… cho đến khâu đóng gói sản phẩm. Bánh đa được nướng bằng tay trên than hồng sẽ "dậy mùi" hơn, giòn hơn, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Làng nghề hơn 300 tuổi ở Nghệ An với những sản phẩm OCOP 3 sao, đỏ lửa suốt ngày đêm vẫn không đủ hàng Tết - Ảnh 6.

Mỗi ngày, một cơ sở sản xuất bánh đa tại làng nghề Vĩnh Đức cung ứng ra thị trường hơn một vạn chiếc bánh đa. Ảnh: Thắng Tình

Để bánh đa đảm bảo bánh chín vừa tới vừa có độ giòn, những người thợ nướng bánh phải liên tục trở bánh trên than hồng.

Do nhu cầu tăng gấp ba lần, ngay từ những ngày mùa hè, người dân nơi đây đã bắt đầu làm bánh đa dự trữ vụ Tết trong kho để đủ hàng cung ứng trong dịp Tết.

Làng nghề hơn 300 tuổi ở Nghệ An với những sản phẩm OCOP 3 sao, đỏ lửa suốt ngày đêm vẫn không đủ hàng Tết - Ảnh 7.

Những người phụ nữ ở làng nghề Vĩnh Đức miệt mài bên các bếp than đỏ rực, đôi tay nhanh thoăn nướng những chiếc bánh đa. Ảnh: Thắng Tình

Làng nghề hơn 300 tuổi ở Nghệ An với những sản phẩm OCOP 3 sao, đỏ lửa suốt ngày đêm vẫn không đủ hàng Tết - Ảnh 8.

Bánh đa ở làng nghề Vĩnh Đức đã được tiêu thụ trong các chuỗi siêu thị lớn, thậm chí còn xuất đi nước ngoài. Ảnh: Thắng Tình

Ông Trần Văn Sơn - Chủ tịch UBND thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An cho biết: "Bánh đa làng nghề Vĩnh Đức đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Địa phương cũng hỗ trợ để làng nghề xây dựng 3 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao. Các sản phẩm cũng được tiêu thụ trong những chuỗi siêu thị lớn trên toàn quốc. Trung bình, những hộ làm bánh đa ở Vĩnh Đức có doanh thu từ 500-700 triệu đồng mỗi năm. Hiện tại địa phương cũng đang có những chính sách phù hợp để mở rộng và phát triển làng nghề bánh đa Vĩnh Đức.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem