Theo đông y, lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Theo Tây y, trong 1kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, cùng nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, chất xơ… có tác dụng làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy.
Đặc biệt, vào mùa xuân, ăn nhiều lá hẹ có thể chữa được nhiều bệnh thường gặp:
|
Lá hẹ là thực phẩm, vị thuốc quý vào mùa xuân |
1. Bệnh chán ăn
Ăn nhiều rau hẹ, lá hẹ vào mùa xuân đều tốt cho sức khoẻ của phụ nữ, trẻ em, người già đặc biệt là phụ nữ đang mang thai bởi có tác dụng kích thích khẩu vị, chống chán ăn, tăng cảm giác ngon miệng.
2. Chữa tiêu hoá kém
Hẹ có tính ấm, đặc biệt tốt cho dạ dày, giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn nhanh. Không chỉ ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, ăn nhiều hẹ còn giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết và chữa các triệu chứng khó chịu của bệnh đại tràng.
3. Giảm mỡ máu
Hẹ có tác dụng lưu thông máu, giải độc, còn giúp cơ thể giảm mỡ máy cũng như phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vành, thiếu máu, xơ cứng động mạch.
4. Diệt khuẩn, chống viêm
Trong lá hẹ có chứa allicin, một loại dầu lưu huỳnh có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt. Nhất là khi bạn gặp các vết thương ngoài da, ăn nhiều lá hẹ rất mau lành.
5. Chữa hen suyễn
Hẹ rất giàu vitamin A, ăn nhiều rau hẹ không chỉ tốt cho làn da, thị lực và phổi, mà còn giảm nguy cơ bị cảm lạnh, giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn…
6. Chữa đau lưng, đau thận
Từ xưa đã biết đến công dụng của lá hẹ, xme như loại cỏ thần chữa chứng bất lực ở đàn ông cũng như giảm dần các triệu chứng đau lưng, đau thận.
Có nhiều cách để chế biến và ăn lá hẹ. Hẹ có thể kết hợp với nhiều thực phầm như trứng, tôm đồng, thịt heo hay cho vào các loại bánh như bánh bao, sủi cảo hoặc làm rau sống…
Hàn Giang
Theo MC
Vui lòng nhập nội dung bình luận.